Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải đảm bảo khả năng thanh toán với ngân hàng hợp tác bằng biện pháp nào?
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải có vốn điều lệ tối thiểu bao nhiêu để được cấp phép hoạt động?
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải đảm bảo khả năng thanh toán với ngân hàng hợp tác bằng biện pháp nào?
- Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử có được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hay không?
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải có vốn điều lệ tối thiểu bao nhiêu để được cấp phép hoạt động?
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải đáp ứng điều kiện về kỹ thuật như thế nào để được cấp phép hoạt động phải căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư số 20/2016/TT-NHNN, nội dung như sau:
Cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thực hiện cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (sau đây gọi tắt là Giấy phép) theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 101/2012/NĐ-CP).
2.Tổ chức không phải là ngân hàng được xin cấp Giấy phép thực hiện một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Điều 2 Thông tư này trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế các điều kiện này (nếu có).
Dẫn chiếu đến Điều 2 Thông tư 101/39/2014/TT-NHNN, nội dung như sau:
Các loại dịch vụ trung gian thanh toán
1. Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm:
a) Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
b) Dịch vụ bù trừ điện tử;
c) Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
2. Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm:
a) Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
b) Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử;
c) Dịch vụ Ví điện tử.
Và quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, nội dung như sau:
Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này
...
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:
...
c) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
...
Như vậy, để được cấp phép hoạt động thì doanh nghiệp không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải đảm bảo khả năng thanh toán với ngân hàng hợp tác bằng biện pháp nào?
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải đảm bảo khả năng thanh toán với ngân hàng hợp tác bằng biện pháp được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN nội dung như sau:
Đảm bảo khả năng thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ hoặc các biện pháp đảm bảo khác.
...
Như vậy, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải đảm bảo khả năng thanh toán với ngân hàng hợp tác bằng một trong các biện pháp sau:
- Việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ.
- Duy trì khoản tiền ký quỹ.
- Các biện pháp đảm bảo khác.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải (Hình từ Internet)
Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử có được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hay không?
Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử có được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hay không cần căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN nội dung như sau:
Đảm bảo khả năng thanh toán
...
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác.
Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có nghĩa vụ duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại cùng một thời điểm.
...
Như vậy, tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ tại ngân hàng hợp tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?