Doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử G1 có phải thực hiện đăng ký thông tin của người chơi hay không?
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi G1 là gì?
Về các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi G1 được quy định tại Điều 34 Nghị định 72/2013/NĐ-CP gồm:
- Được thuê đường truyền dẫn của doanh nghiệp viễn thông để kết nối hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đến mạng viễn thông công cộng;
- Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thiết lập trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:
+ Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi đối với từng trò chơi;
+ Quy tắc của từng trò chơi điện tử;
+ Các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi điện tử;
+ Các quy tắc về giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi.
- Áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
+ Cung cấp thông tin về trò chơi đã được phê duyệt nội dung, kịch bản trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trong từng trò chơi bao gồm tên trò chơi, phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi và khuyến cáo về những tác động ngoài mong muốn về thể chất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi;
+ Thực hiện đăng ký thông tin cá nhân của người chơi và áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi đối với trẻ em, người chơi dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng quy tắc của trò chơi điện tử đã công bố; chịu trách nhiệm về giá cước, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin; giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;
- Tuân thủ quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về vật phẩm ảo (hình ảnh đồ họa của một đồ vật, một nhân vật theo quy tắc nhất định do nhà sản xuất trò chơi điện tử đó thiết lập) và điểm thưởng (hình thức thưởng tương đương cách tính điểm mà người chơi nhận được trong quá trình tham gia trò chơi điện tử trên mạng);
- Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, phải thông báo trên trang thông tin điện tử cung cấp trò chơi điện tử tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ; có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung này 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ;
- Triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nội dung hội thoại giữa các người chơi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Không được quảng cáo trò chơi điện tử chưa được phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi G1;
- Nộp lệ phí cấp phép và phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi G1;
- Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 phải có nghĩa vụ thực hiện đăng ký thông tin cá nhân của người chơi.
Doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử G1 có phải thực hiện đăng ký thông tin của người chơi hay không?
Doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử G1 có thể cần yêu cầu người chơi cung cấp các thông tin gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định các thông tin mà người cung cấp trò chơi điện tử G1 có thể yêu cầu người chơi cung cấp khi đăng ký trò chơi điện tử G1 gồm:
- Họ và tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Địa chỉ đăng ký thường trú;
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
- Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp người chơi dưới 14 (mười bốn) tuổi và chưa có Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó.
Trường hợp vi phạm về nghĩa vụ đăng ký thông tin người chơi sẽ bị xử phạt thế nào?
Về hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi Không thực hiện đăng ký hoặc thực hiện đăng ký không đầy đủ thông tin cá nhân của người chơi khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1.
Bên cạnh đó còn có hình thức xử phạt bổ sung theo điểm d khoản 7 Điều này là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt tiền được áp dụng đói với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?