Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử có bắt buộc là doanh nghiệp trong Công an nhân dân không?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử có bắt buộc là doanh nghiệp trong Công an nhân dân không?
Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử được quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2022/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử
1. Điều kiện về tổ chức, doanh nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
2. Điều kiện về nhân sự
a) Người đứng đầu tổ chức, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
b) Tổ chức, doanh nghiệp phải có nhân sự có bằng đại học trở lên chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, quản trị hệ thống, vận hành hệ thống, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống.
3. Điều kiện về kỹ thuật, quy trình quản lý cung cấp dịch vụ và phương án bảo đảm an ninh, trật tự
Tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy xác nhận phải có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm các tài liệu sau:
a) Phương án, quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bao gồm thuyết minh hệ thống công nghệ thông tin; thuyết minh phương án kỹ thuật về giải pháp công nghệ; phương án lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu, bảo đảm an ninh an toàn thông tin của hệ thống cung cấp dịch vụ; phương án bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức; phương án bảo đảm an ninh, trật tự; phương án phòng cháy và chữa cháy, dự phòng thảm họa và bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt dịch vụ xác thực điện tử;
b) Văn bản giới thiệu về máy móc, thiết bị đang sở hữu đặt tại Việt Nam phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; có khả năng chống chịu lũ, lụt, động đất, nhiễu điện từ, sự xâm nhập bất hợp pháp của con người.
Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử gồm đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
Do đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử phải là doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
Dịch vụ xác thực điện tử (Hình từ Internet)
Ai có quyền cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử?
Người có quyền cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử được quy định tại Điều 28 Nghị định 59/2022/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử
1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo Mẫu XT01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề án và các tài liệu mô tả theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định này.
2. Trình tự, thời hạn và cách thức cấp Giấy xác nhận:
a) Tổ chức, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính về Bộ Công an hoặc nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công an có thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công an, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an thực hiện việc thẩm định, kiểm tra thực tế tại tổ chức, doanh nghiệp và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo mẫu XT03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện; trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Như vậy, Bộ Công an là cơ quan có quyền cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử.
Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử của doanh nghiệp bị thu hồi trong trường hợp nào?
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 59/2022/NĐ-CP như sau:
Thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi Giấy xác nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp không hoạt động liên tục từ 06 tháng trở lên;
b) Bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Không tiếp tục cung cấp dịch vụ;
d) Vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, an toàn thông tin, an ninh mạng.
2. Bộ Công an ra quyết định về việc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo Mẫu XT04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi giấy xác nhận có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể danh tính điện tử và các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử trong những trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp không hoạt động liên tục từ 06 tháng trở lên.
+ Bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.
+ Không tiếp tục cung cấp dịch vụ.
+ Vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, an toàn thông tin, an ninh mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?