Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu có được theo dõi thông tin của người sử dụng dịch vụ không?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu có được theo dõi thông tin của người sử dụng dịch vụ không?
Căn cứ theo điểm g khoản 2 Điều 29 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu như sau:
Cung cấp và sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây
...
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Tuân thủ pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 5, Điều 6, khoản 3 Điều 8, Điều 9, các điểm b, c, d và n khoản 2 Điều 13, các khoản 1, 3 và 4 Điều 20, Điều 22, khoản 1 và khoản 3 Điều 23, khoản 2 Điều 40, khoản 3 Điều 55, Điều 58, khoản 3 Điều 59, Điều 60, khoản 1 và khoản 3 Điều 62 của Luật này;
d) Bảo đảm các doanh nghiệp viễn thông có thể kết nối và cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu;
đ) Không được truy nhập, khai thác, sử dụng dữ liệu của người sử dụng dịch vụ được xử lý, lưu trữ và truy xuất qua dịch vụ của doanh nghiệp nếu chưa được người sử dụng đồng ý;
e) Tiến hành kịp thời các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Không được theo dõi, giám sát thông tin của người sử dụng dịch vụ, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu không được phép theo dõi, giám sát thông tin của người sử dụng dịch vụ, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu có được theo dõi thông tin của người sử dụng dịch vụ không? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu trong các hoạt động của các ngành, lĩnh vực cần phải tuân thủ những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Cung cấp và sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây
...
3. Doanh nghiệp trước khi đưa trung tâm dữ liệu vào sử dụng để kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây cho công cộng phải thực hiện công bố về sự phù hợp của trung tâm dữ liệu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Việc sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp trong hoạt động của các ngành, lĩnh vực phải tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và cam kết chung trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Như vậy, việc sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp trong hoạt động của các ngành, lĩnh vực phải tuân theo quy định của Luật Viễn thông 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Viễn thông 2023 quy định cụ thể về việc quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia như sau:
- Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được tích hợp vào quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông nhằm xác định mục tiêu, nguyên tắc, định hướng phát triển thị trường viễn thông, cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ, dịch vụ viễn thông và các giải pháp thực hiện.
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
+ Phù hợp với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ;
+ Tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông;
+ Tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến;
+ Bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích;
+ Bảo đảm phát triển viễn thông bền vững, hài hòa;
+ Thu hẹp khoảng cách phát triển viễn thông giữa các vùng, miền;
+ Bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
- Căn cứ vào quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan, doanh nghiệp viễn thông xây dựng quy hoạch, kế hoạch của doanh nghiệp mình.
Lưu ý: Quy định về cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Điều 29 Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?