Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua website bán hàng có phải thông báo website thương mại điện tử không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua website bán hàng có phải thông báo website thương mại điện tử không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua website bán hàng phải thông báo những thông tin gì về việc thiết lập website?
- Việc nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử có nằm trong chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia không?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua website bán hàng có phải thông báo website thương mại điện tử không?
Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng như sau:
Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng
1. Thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
2. Thực hiện đầy đủ việc cung cấp thông tin trên website theo các quy định tại Mục này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin.
3. Tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định, tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
5. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương V Nghị định này nếu website có chức năng thanh toán trực tuyến.
6. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.
7. Lưu trữ thông tin về các giao dịch được thực hiện qua website theo quy định của pháp luật về kế toán; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua website bán hàng phải có nghĩa vụ thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua website bán hàng có phải thông báo website thương mại điện tử không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua website bán hàng phải thông báo những thông tin gì về việc thiết lập website?
Căn cứ tại Điều 53 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua website bán hàng tiến hành thông báo trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi chính thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến người dùng.
Thông báo về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải có các thông tin sau:
- Tên miền của website thương mại điện tử;
- Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
- Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
- Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
- Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
- Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.
Việc nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử có nằm trong chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia không?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia như sau:
Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia
1. Nhà nước có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển minh bạch, bền vững thông qua Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.
2. Nội dung hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia gồm:
a) Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử;
b) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử;
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử;
d) Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử;
đ) Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử;
e) Hợp tác quốc tế về thương mại điện tử;
g) Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử;
h) Các nội dung khác.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng tham gia, phạm vi áp dụng, cơ chế quản lý, hỗ trợ kinh phí của Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử nằm trong chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?