Doanh nghiệp có vị trí độc quyền áp đặt giá mua hàng hóa đối với khách hàng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp nào?
- Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi áp đặt giá mua hàng hóa trong trường hợp nào thì bị cấm?
- Doanh nghiệp có vị trí độc quyền áp đặt giá mua hàng hóa gây thiệt hại cho khách hàng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp nào?
Căn cứ Điều 28 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước như sau:
Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước
1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
c) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước thì hoạt động kinh doanh đó của doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của quy định khác của Luật này.
Như vậy, Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:
(1) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
(2) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
(3) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước.
Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi áp đặt giá mua hàng hóa trong trường hợp nào thì bị cấm?
Căn cứ Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm như sau:
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
...
2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
Như vậy, doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi áp đặt giá mua hàng hóa sẽ bị cấm nếu việc áp đặt giá đó gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
Doanh nghiệp có vị trí độc quyền áp đặt giá mua hàng hóa gây thiệt hại cho khách hàng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền như sau:
Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Dẫn chiếu đến điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như sau:
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
...
Như vậy, doanh nghiệp có vị trí độc quyền áp đặt giá mua hàng hóa gây thiệt hại cho khách hàng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này là tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài ra, còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
(1) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
(2) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
(3) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
(4) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
(5) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền nói trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân đề nghị tặng bằng khen? Hướng dẫn ghi Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân đề nghị tặng bằng khen theo Nghị định 98?
- Số lượng công trình đại diện để tính toán chỉ số giá xây dựng cho công trình trong danh mục được lựa chọn là bao nhiêu?
- Mẫu Kế hoạch theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Kế hoạch theo Nghị định 30? Tải về file word Mẫu Kế hoạch?
- Mẫu giấy giới thiệu theo Nghị định 30? Hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy giới thiệu theo Nghị định 30?
- Mẫu Nghị quyết theo Nghị định 30? Hướng dẫn soạn thảo Mẫu Nghị quyết theo Nghị định 30 chi tiết?