Doanh nghiệp có phải kê khai tiền teabreak của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Doanh nghiệp tổ chức các buổi teabreak cho người lao động có được xem là các chế độ phúc lợi khác hay không?
Doanh nghiệp tổ chức các buổi teabreak cho người lao động có được xem là các chế độ phúc lợi khác hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới như sau:
Quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
1. Quyền bình đẳng của người lao động:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần;
b) Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới về các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của phụ nữ. Việc tham khảo ý kiến của đại diện lao động nữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định này.
3. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động:
a) Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ; ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với lao động nữ trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn;
b) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, khoản tiền mà doanh nghiệp chi cho việc tổ chức các buổi teabreak (tiệc trà chiều, bữa ăn nhẹ giữa giờ) có thể được xem là tiền ăn giữa ca của người lao động.
Ngoài ra, hiện nay pháp luật không có quy định nào định nghĩa cụ thể về khái niệm tiền ăn giữa ca của lao động.
Như vậy, việc doanh nghiệp tổ chức các buổi teabreak cho người lao động có thể được xem là các chế độ phúc lợi khác về cả vật chất lẫn tinh thần để giúp người lao động nâng cao hiệu suất làm việc.
Doanh nghiệp có phải kê khai tiền teabreak của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Đồng thời, như đã nói ở trên, khoản tiền mà doanh nghiệp chi cho việc tổ chức các buổi teabreak (tiệc trà chiều, bữa ăn nhẹ giữa giờ) có thể được xem là tiền ăn giữa ca của người lao động và được xếp vào hạng mục chế độ phúc lợi khác.
Như vậy, tiền teabreak mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động sẽ không được áp dụng vào tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội như sau:
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Tóm lại, tiền teabreak mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động sẽ không được áp dụng vào tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký nơi thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng có mấy chữ số? Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề?
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?