Doanh nghiệp có phải chịu chi phí điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo hay không?
Doanh nghiệp có phải chịu chi phí điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo hay không?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
…
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
Như vậy, doanh nghiệp phải thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động; trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp có phải chịu chi phí điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo hay không? (Hình từ Internet)
Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do doanh nghiệp chi trả bao gồm các loại các chi phí nào?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
…
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về chi phí Điều tra tai nạn lao động cụ thể như sau:
Chi phí Điều tra tai nạn lao động
1. Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
b) Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
c) Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, chi phí điều tra lại tai nạn lao động do doanh nghiệp chi trả bao gồm:
- Dựng lại hiện trường;
- Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;
- Trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết);
- Khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động;
- Tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Quyền về an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì quyền về an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
- Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài thơ chúc Tết cho trẻ mầm non 2025 Ất Tỵ? Bài thơ về Tết cho trẻ mầm non? Cơ sở giáo dục mầm non gồm những gì?
- Hướng dẫn 01 về trao tặng Huy hiệu Đảng 2025? Hướng dẫn tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng thế nào?
- Tổng hợp lời chúc tổng kết cuối năm hay và ý nghĩa? Lời chúc cuối năm cho bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo, người thân, thầy cô?
- Chế độ trực Tết của bảo vệ công ty 2025 như thế nào? Nhân viên bảo vệ có được hưởng tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ Tết không?
- Phân tích bài thơ Tết đang vào nhà lớp 1 ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay là gì?