Doanh nghiệp có được dùng mã vạch của Việt Nam dán đè lên mã vạch của nước ngoài trên nhãn hàng hóa hay không?
Có được in nhiều mã vạch trên cùng một nhãn hàng hóa sản phẩm không?
Có được in nhiều mã vạch trên cùng một nhãn hàng hóa sản phẩm không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11128:2015 về Mã số mã vạch vật phẩm – Quy định đối với vị trí đặt mã vạch quy định:
Yêu cầu chung
4.2 Số lượng mã vạch
Không cho phép in nhiều mã vạch thể hiện các GTIN khác nhau trên bất kì thương phẩm nào. Yêu cầu số lượng tối thiểu là một mã vạch trên một thương phẩm.
Tại nhà kho hay các môi trường quét phân phối chung, đối với các thương phẩm để quét, khuyến nghị in hai mã vạch thể hiện cùng dữ liệu vào hai mặt liền kề (xem điều 6).
Tại POS, đối với các thương phẩm to, nặng hoặc cồng kềnh (xem điều A.9), các gói hàng ngẫu nhiên (xem điều 5.2.7), khuyến nghị in hai hay nhiều mã vạch thể hiện cùng một GTIN.
Tại POS, điều này có liên quan đặc biệt đến các vật phẩm có nhiều lớp bao gói, như các vật phẩm được bao kín, các vật phẩm có đầu thắt giải buộc, các vật phẩm mà từng đơn vị bên trong có GTIN khác với GTIN trên bao bì hay hộp/ vật đựng bên ngoài. Phải che khuất mã vạch trên các sản phẩm phía trong đi để không cho hệ thống quét tại POS đọc được (xem điều 5.2.7 về các quy định đối với các vật phẩm được bao kín).
CHÚ THÍCH: Có thể yêu cầu hai mã vạch, mã vạch EAN/UPC mã hóa GTIN và mã vạch khác mã hóa GTIN cùng các thuộc tính, trong giai đoạn chuyển đổi sang thế hệ mã vạch mới.
Theo hướng dẫn trên thì trên một sản phẩm không được in nhiều mã vạch khác nhau. Không thể đồng thời vừa có mã vạch (mã barcode) của công ty nước ngoài vừa có mã vạch của công ty Việt Nam trên cùng một sản phẩm.
Do đó nếu chị muốn sử dụng mã barcode của công ty mình thì nên dán đè hoặc che đi phần mã barcode của nước ngoài.
Ghi nhãn phụ hàng hóa có quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP về nhãn hàng hóa quy định:
Ghi nhãn phụ
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.
Có được dùng mã vạch của Việt Nam dán đè lên mã vạch của nước ngoài trên nhãn hàng hóa hay không?
Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa được quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 15/02/2022 quy định như sau:
Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
...
2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
a) Tên hàng hóa;
b) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
...
Theo quy định trên thì chỉ hạn chế không được che khuất các nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Tuy nhiên, nội dung bắt buộc của nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu không bao gồm mã vạch nên đơn vị có thể dán đè lên mã vạch. Việc này không trái với quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng là đất gì? Có thu tiền sử dụng đất đối với đất khu vui chơi giải trí công cộng không nhằm mục đích kinh doanh?
- Giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh 2025 mới nhất? Phương tiện giao thông thông minh là gì?
- Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là gì? Hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y mới dạng chế phẩm sinh học gồm những gì?