Doanh nghiệp có được cung cấp dịch vụ kế toán khi người có điều hành là vợ chồng với kế toán trưởng của đơn vị kế toán nhờ cung cấp dịch vụ không?
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán bao gồm những doanh nghiệp nào?
- Doanh nghiệp có được cung cấp dịch vụ kế toán khi người có điều hành là vợ chồng với kế toán trưởng của đơn vị kế toán nhờ cung cấp dịch vụ không?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để làm gì?
Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán bao gồm những doanh nghiệp nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán bao gồm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
Dịch vụ kế toán (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được cung cấp dịch vụ kế toán khi người có điều hành là vợ chồng với kế toán trưởng của đơn vị kế toán nhờ cung cấp dịch vụ không?
Các trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán được quy định tại Điều 68 Luật Kế toán 2015 với nội dung:
Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau đây:
1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định;
2. Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
3. Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;
4. Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
5. Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;
6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung trên được hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi chung là đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán) không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây:
1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 68 Luật kế toán.
3. Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán (doanh nghiệp A) sẽ không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp A là “cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột” của kế toán trưởng của đơn vị kế toán nhờ cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, quy định trên có đưa ra ngoại lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
Do đó, trong trường hợp của mình sẽ không thuộc diện bị cấm và có thể thực hiện được việc cung cấp dịch vụ trên.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để làm gì?
Theo Điều 28 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
1. Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để có nguồn chi trả bồi thường thiệt hại cho khách hàng do rủi ro trong quá trình kế toán viên hành nghề của đơn vị mình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
2. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kế toán viên hành nghề phải được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày kế toán viên hành nghề được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị.
Chi phí mua bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh theo chi phí thực tế mua bảo hiểm và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.
3. Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm để đảm bảo nếu xảy ra thiệt hại thì mức độ bồi thường theo mức trách nhiệm trong hợp đồng/thỏa thuận giữa các bên nhưng tối thiểu không được thấp hơn mức phí dịch vụ mà đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán thu được của khách hàng.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để có nguồn chi trả bồi thường thiệt hại cho khách hàng do rủi ro trong quá trình kế toán viên hành nghề của đơn vị mình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?