Doanh nghiệp có bị ấn định thuế trong trường hợp không xuất trình sổ kế toán theo quy định hay không?
Cơ quan quản lý thuế có căn cứ vào tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề để ấn định thuế không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế cụ thể như sau:
Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
...
2. Căn cứ ấn định thuế bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;
b) So sánh số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác;
c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
d) Tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề theo quy định của pháp luật về thuế.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ quan quản lý thuế có căn cứ vào tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề để ấn định thuế.
Cơ quan quản lý thuế có căn cứ vào tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề để ấn định thuế không? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp có bị ấn định thuế trong trường hợp không xuất trình sổ kế toán theo quy định hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế cụ thể như sau:
Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
a) Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế;
b) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
c) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
d) Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định;
đ) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp có thể bị ấn định thuế trong trường hợp không xuất trình sổ kế toán trong thời hạn quy định.
Những chủ thể nào có thẩm quyền ấn định thuế theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền, thủ tục, quyết định ấn định thuế cụ thể như sau:
Thẩm quyền, thủ tục, quyết định ấn định thuế
1. Thẩm quyền ấn định thuế
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ấn định thuế.
2. Thủ tục ấn định thuế
a) Khi ấn định thuế, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc ấn định thuế và ban hành quyết định ấn định thuế. Quyết định ấn định thuế phải nêu rõ lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
b) Trường hợp cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế.
c) Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định thì cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định ấn định thuế
a) Khi ấn định thuế cơ quan thuế phải ban hành quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 01/AĐT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi ký quyết định ấn định thuế;
Trường hợp người nộp thuế thuộc diện nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế thì cơ quan thuế không phải ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định tại khoản này.
b) Người nộp thuế phải nộp số tiền thuế ấn định theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế.
Như vậy, theo quy định nêu trên, các chủ thể sau đây có quyền ấn định thuế:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
- Cục trưởng Cục Thuế;
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
Thủ tục ấn định thuế và quyết định ấn định thế được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?