Doanh nghiệp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài thì phải lưu ý điều gì? Thủ tục gửi Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài thì phải lưu ý điều gì?
Theo Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì khi dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam được chuyển ra nước ngoài trong trường hợp Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài lập Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài và thực hiện các thủ gửi Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài.
Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài, gồm:
- Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên chuyển dữ liệu và Bên tiếp nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam;
- Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách của Bên chuyển dữ liệu có liên quan tới việc chuyển và tiếp nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam;
- Mô tả và luận giải mục tiêu của các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của Công dân Việt Nam sau khi được chuyển ra nước ngoài;
- Mô tả và làm rõ loại dữ liệu cá nhân chuyển ra nước ngoài;
- Mô tả và nêu rõ sự tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này, chi tiết các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xử lý dữ liệu cá nhân; hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó;
- Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu theo quy định tại Điều 11 Nghị định này trên cơ sở biết rõ cơ chế phản hồi, khiếu nại khi có sự cố hoặc yêu cầu phát sinh;
- Có văn bản thể hiện sự ràng buộc, trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân chuyển và nhận dữ liệu cá nhân của Công dân Việt Nam về việc xử lý dữ liệu cá nhân.
>> Lưu ý:
Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an.
Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài thì phải lưu ý điều gì
(Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện gửi Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài thực hiện như thế nào?
Bước 1:
Tổ chức, cá nhân truy cập Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân (theo thông báo của Bộ Công an) hoặc tải Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP
Bước 2:
Tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân (theo thông báo của Bộ Công an) hoặc khai theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP tại đây.
Nội dung Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài được quy định tại khoản khoản 2 Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.
Bước 3:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ qua Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân (theo thông báo của Bộ Công an) hoặc gửi hồ sơ đã khai thông tin về Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an.
Bước 4:
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an phản hồi thông tin về kết quả lập Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài.
* Thời hạn phải nộp hồ sơ:
Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ:
Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
* Hình thức nộp:
- Trực tiếp tại Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an
- Trực tuyến truy cập Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân (theo thông báo của Bộ Công an)
- Dịch vụ bưu chính
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm những gì?
Quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Điều 5 Nghị định 13/2023/NĐ-CP cụ thể:
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm:
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người được giao làm công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
>> Lưu ý: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?