Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng trực tiếp với cơ quan nhà nước nào?
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng trực tiếp với cơ quan nhà nước nào?
- Mức hiệu suất năng lượng trên nhãn năng lượng so sánh được hiểu như thế nào?
- Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nào để xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về hiệu suất năng lượng và phương pháp xác định hiệu suất năng lượng?
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng trực tiếp với cơ quan nhà nước nào?
Theo Mục 1 Công văn 5010/TCHQ-GSQL năm 2017 hướng dẫn như sau:
Văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng có thể sử dụng thay cho Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu để thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Do vậy, đối với hàng hóa thuộc danh mục kiểm tra hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp) cho cơ quan hải quan để xem xét giải quyết thủ tục thông quan. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng trực tiếp với Bộ Công Thương.
Theo đó, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng trực tiếp với Bộ Công Thương.
Dán nhãn năng lượng (Hình từ Internet)
Mức hiệu suất năng lượng trên nhãn năng lượng so sánh được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Mục B Phụ lục 2 Quy cách mẫu nhãn năng lượng Ban hành kèm theo Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định như sau:
Nhãn năng lượng so sánh
1. Nhãn năng lượng so sánh được hiển thị trên phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với các phương tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trường, giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn.
Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến năm sao, nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất.
Hình ảnh nhãn năng lượng so sánh dưới đây tương ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng theo quy định (thể hiện bằng số sao trên nhãn):
...
Theo đó, nhãn năng lượng so sánh được hiển thị trên phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với các phương tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trường, giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn.
Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến năm sao, nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất.
Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nào để xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia về hiệu suất năng lượng và phương pháp xác định hiệu suất năng lượng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công Thương
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm về dán nhãn năng lượng, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, đánh giá và chứng nhận, công nhận các tổ chức thử nghiệm.
2. Xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm tra việc dán nhãn năng lượng, tổ chức thực hiện và chỉ đạo các Sở Công Thương thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.
3. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành, sửa đổi Tiêu chuẩn Quốc gia về hiệu suất năng lượng và phương pháp xác định hiệu suất năng lượng.
4. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và công bố thông tin liên quan đến việc dán nhãn năng lượng bao gồm danh mục phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng, kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việc đăng ký và dán nhãn năng lượng. Đưa ra phương án xử lý trong trường hợp khiếu nại đúng và có căn cứ hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân khiếu nại trong trường hợp khiếu nại không đúng, thiếu căn cứ.
6. Công bố chi tiết thông tin về thủ tục đăng ký, các biểu mẫu chi tiết cho việc đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
7. Yêu cầu các doanh nghiệp thu hồi các phương tiện, thiết bị đã được dán nhãn năng lượng không đúng quy định đang lưu thông trên thị trường.
Như vậy, Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành, sửa đổi Tiêu chuẩn Quốc gia về hiệu suất năng lượng và phương pháp xác định hiệu suất năng lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Online Friday 2024 - 60 giờ ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam ngày nào? Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia khi nào?
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng mới nhất?
- Bao nhiêu ngày nữa đến Tết Tây 2025? Tết Tây 2025 vào ngày mấy âm lịch? Lịch tháng 1 năm 2025 ra sao?
- Trình tự thực hiện cấp đổi Giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 68 như thế nào?
- Mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho công chức thuế? Công chức thuế phải hoàn thành kiểm điểm trước ngày mấy?