Doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên thì có thể bị xử lý hình sự như thế nào?
- Doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên thì có thể bị xử lý hình sự như thế nào?
- Doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên tự nguyện khắc phục hậu quả thì có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Trường hợp nào doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên bị kết án đương nhiên được xóa án tích?
Doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên thì có thể bị xử lý hình sự như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 thì quy định pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Theo khoản 5 Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 49 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về khung hình phạt tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm đối với pháp nhân thương mại như sau:
Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều này hoặc chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên thì có thể bị xử lý hình sự với hình phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng.
Lưu ý: Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên thì có thể bị xử lý hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên tự nguyện khắc phục hậu quả thì có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 84 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
d) Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Theo quy định nêu trên thì trường hợp doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên tự nguyện khắc phục hậu quả thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Trường hợp nào doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên bị kết án đương nhiên được xóa án tích?
Theo Điều 89 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về xóa án tích như sau:
Xóa án tích
Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Theo đó, doanh nghiệp chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 03 tỷ đồng trở lên bị kết án tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà doanh nghiệp không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?