Doanh nghiệp chế xuất tiêu hủy và sơ hủy máy móc thiết bị thì cần thực hiện thủ tục hải quan như thế nào?
Thủ tục hải quan khi doanh nghiệp chế xuất tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam thế nào?
Tiêu hủy và sơ hủy máy móc thiết bị (Hình từ Internet)
Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (Được sửa đổi bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính) quy định:
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
...
3. Thủ tục hải quan
...
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.
Như vậy, thủ tục tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được thực hiện theo quy định trên.
Doanh nghiệp chế xuất thanh lý máy móc thiết bị có thể thực hiện theo các hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC (Được sửa đổi bổ sung tại khoản 55 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định như sau:
Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất
1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
Theo đó đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất muốn thanh lý máy móc thiết bị thì có thể thực hiện theo các hình thức xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
Thủ tục thanh lý máy móc thiết bị của doanh nghiệp chế xuất như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC (Được sửa đổi bổ sung tại khoản 55 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) hướng dẫn thủ tục thanh lý như sau:
- Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu;
- Trường hợp thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
+ Trường hợp doanh nghiệp chế xuất lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hóa này tại thị trường Việt Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan;
- Trường hợp doanh nghiệp chế xuất lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định.
Tại thời điểm thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?