Đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Trách nhiệm của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội là gì?
Đoàn đại biểu Quốc hội là gì? Đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định về đoàn đại biểu Quốc hội như sau:
Đoàn đại biểu Quốc hội
1. Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức, bảo đảm các điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri với các hình thức phù hợp;
b) Tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
c) Tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia và phối hợp với Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong các hoạt động giám sát tại địa phương; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thông tin, báo cáo về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm;
d) Báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
đ) Chỉ đạo hoạt động của bộ máy tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.
3. Đoàn đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Trưởng đoàn và Phó Trưởng đoàn do Đoàn đại biểu Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội của Đoàn và được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức và điều hành các hoạt động của Đoàn.
Phó Trưởng đoàn giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng đoàn được Trưởng đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn.
3a. Số lượng và danh sách đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo phân cấp chịu trách nhiệm quản lý công tác cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại địa phương mình theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương.
Chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí trụ sở làm việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội, tổ chức và bảo đảm kinh phí hoạt động cho Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức, bảo đảm các điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri với các hình thức phù hợp;
- Tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia và phối hợp với Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong các hoạt động giám sát tại địa phương;
- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thông tin, báo cáo về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm;
- Báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
- Chỉ đạo hoạt động của bộ máy tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội là gì?
Căn cứ Điều 4 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định về trách nhiệm của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội như sau:
Trách nhiệm của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội
1. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác về kỳ họp Quốc hội; tổ chức và điều hành hoạt động của Đoàn; giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội.
2. Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội giúp Trưởng Đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn. Khi Trưởng Đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng Đoàn được Trưởng Đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng Đoàn.
Như vậy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có các trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác về kỳ họp Quốc hội và tổ chức và điều hành hoạt động của Đoàn.
- Giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội.
Trước đây, quy định trách nhiệm của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tại Điều 6 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Trách nhiệm của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác về kỳ họp Quốc hội; tổ chức và điều hành hoạt động của Đoàn; giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội.
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng đoàn được Trưởng đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn.
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội có thể làm chủ tọa phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội không?
Căn cứ Điều 23 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định về phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội như sau:
Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội
1. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chủ tọa phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội. Trường hợp Trưởng Đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng Đoàn được phân công chủ tọa phiên họp.
2. Thư ký phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tọa phiên họp quyết định.
3. Trình tự phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến;
c) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
Như vậy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chủ tọa phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội. Trường hợp Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó trưởng đoàn được phân công chủ tọa phiên họp.
Trước đây, quy định phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội tại Điều 21 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội
1. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chủ tọa phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội. Trường hợp Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó trưởng đoàn được phân công chủ tọa phiên họp.
2. Thư ký phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tọa phiên họp quyết định.
3. Trình tự phiên họp thảo luận ở Đoàn về từng nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu những nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến;
c) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?