Đo lường điện trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có được tối thiểu những kiến thức gì?

Chị ơi cho em hỏi: Đo lường điện trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức gì? Đây là câu hỏi của bạn Hoàng Duy đến từ Tp.HCM.

Đo lường điện trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần 8 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây là gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Đo lường điện trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc vận hành, thí nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn và quản lý hệ thống đo lường trong các trạm biến áp của lưới truyền tải điện (có cấp điện áp từ 220 kV đến 500 kV), lưới phân phối (có cấp điện áp từ 110 kV trở xuống) và các nhà máy điện, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của ngành, nghề là: Thí nghiệm hiệu chỉnh, kiểm định, hiệu chuẩn, lắp đặt các thiết bị đo lường điện bao gồm các loại đồng hồ một chiều, xoay chiều lắp cho tủ điện để đo điện áp, đo dòng điện; các loại đồng hồ đo công suất tác dụng, đồng hồ đo công suất phản kháng; các loại công tơ điện kiểu cảm ứng và công tơ điện tử hiện số dùng cho lưới điện 1 pha và lưới điện 3 pha. Ngoài ra còn hiệu chuẩn các thiết bị đo điện cầm tay, hiệu chuẩn các chuẩn đo lường như các bộ nguồn dòng điện, điện áp, điện trở chuẩn… kiểm định các thiết bị đo điện trở cách điện (megaohm meter), thiết bị đo điện trở đất (terometer).
Người hành nghề Đo lường điện làm việc tại phòng thí nghiệm, phân xưởng sửa chữa, bảo trì thuộc các nhà máy điện, trạm biến áp truyền tải, trạm biến áp trung gian; các trung tâm kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị đo lường điện, các điện lực thuộc các công ty điện lực; các phân xưởng sản xuất thiết bị đo lường điện và các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện.
Yêu cầu đối với ngành, nghề: Là nghề có tính chính xác cao nên người lao động phải qua các trường lớp đào tạo chuyên ngành về đo lường điện. Do tính phức tạp của ngành, nghề cũng như môi trường làm việc nên người lao động phải đủ sức khoẻ, bình tĩnh, phản ứng nhanh nhạy, sáng tạo và có ý thức kỷ luật cao trong làm việc và đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật Điện lực, Luật Đo lường, quy trình kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.400 giờ (tương đương 86 tín chỉ).

Như vậy, đo lường điện trình độ cao đẳng là ngành nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc vận hành, thí nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn và quản lý hệ thống đo lường trong các trạm biến áp của lưới truyền tải điện (có cấp điện áp từ 220 kV đến 500 kV), lưới phân phối (có cấp điện áp từ 110 kV trở xuống) và các nhà máy điện, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

đo lường điện

Ngành đo lường điện (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp ngành đo lường điện trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức gì?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Kiến thức
- Trình bày được phương pháp tính sai số; tiêu chuẩn phòng thí nghiệm; các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành các thiết bị, phụ kiện trong hệ thống đo lường điện;
- Phân tích được các thủ tục hành chính và quy định về hợp đồng, thương thảo, bàn giao công việc; chế độ phiếu thao tác, phiếu công tác;
- Phân tích được quy trình kỹ thuật an toàn điện;
- Trình bày được quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cơ cấu đo: Từ điện, điện từ, điện động, cảm ứng, tĩnh điện, điện tử;
- Trình bày được quy trình kiểm định máy biến áp đo lường (TU, TI), quy trình hiệu chuẩn các chuẩn đo lường; quy trình kiểm định công tơ đo điện cảm ứng và công tơ điện điện tử; quy trình lắp đặt tủ, bảng điện;
- Trình bày được quy trình quản lý, vận hành MBA phân phối, TBA 110 kV và 220kV;
- Trình bày được cấu tạo, công dụng, thông số kỹ thuật của dụng cụ đo điện áp, dòng điện, công suất, điện năng, máy biến điện áp, máy biến dòng điện, khóa chuyển mạch, hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ, tủ, bảng điện;
- Trình bày được nguyên lý làm việc, các chế độ làm việc của: ampe mét, vôn mét, tần số kế, cosφ mét, oát mét, công tơ điện; thiết bị chống sét và hệ thống nối đất; hệ thống điều khiển và bảo vệ;
- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn điện trở nối đất an toàn, nối đất chống sét, nối đất công tác; công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
- Phân tích được sơ đồ nối điện, hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ hệ TBA 110kV, 220kV;
- Phân tích được các khái niệm, công dụng của hệ thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, hệ thống tín hiệu, hệ thống rơle bảo vệ, hệ thống tự động, hệ thống tiếp đất;
- Phân tích được sơ đồ đấu nối của tủ điện cao hạ áp;
- Mô tả được phương pháp đọc và phân tích các bản vẽ về điện;
- Phân tích đánh giá được tình trạng làm việc của dụng cụ đo, hệ thống đo (các sen sơ, các đồng hồ đo, cách điện, phụ kiện, dây dẫn, dây chống sét, thiết bị nối đất, biển báo hiệu...);
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành đo lường điện trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.

Người học ngành đo lường điện trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 6 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Đo lường điện trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Theo đó, người học ngành đo lường điện trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.

Tải Quy định về ngành đo lường điện mới nhất năm 2023.

Tải về

Ngành đo lường điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đo lường điện trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có được tối thiểu những kiến thức gì?
Pháp luật
Người học ngành đo lường điện trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Pháp luật
Người học ngành đo lường điện trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Pháp luật
Sau khi tốt nghiệp ngành đo lường điện trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành đo lường điện
922 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành đo lường điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành đo lường điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào