Đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ cho dạy học được quy định như thế nào? Đồ chơi trẻ em trong nhà trường được bảo quản chất lượng như thế nào?
Đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ cho dạy học được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về đồ chơi phục vụ dạy học như sau:
Đồ chơi phục vụ dạy học
Đồ chơi phục vụ dạy học được sử dụng theo đúng yêu cầu, mục đích, nội dung của chương trình dạy học. Quá trình sử dụng phải có sự giám sát, hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.
Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ cho dạy học được quy định là sử dụng theo đúng yêu cầu, mục đích, nội dung của chương trình dạy học, quá trình sử dụng phải có sự giám sát, hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.
Đồ chơi trẻ em (Hình từ Internet)
Đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ giải trí được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về đồ chơi phục vụ giải trí
Đồ chơi phục vụ giải trí
Quá trình sử dụng phải thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất, đồ chơi phải được sử dụng theo đúng mục đích thiết kế. Quá trình sử dụng phải có sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.
Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ giải trí thì phải thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất, đồ chơi phải được sử dụng theo đúng mục đích thiết kế. Quá trình sử dụng phải có sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.
Đồ chơi trẻ em trong nhà trường được bảo quản chất lượng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về bảo quản chất lượng đồ chơi như sau:
Bảo quản chất lượng đồ chơi
1. Các đồ chơi dùng trong lớp học và các đồ chơi phục vụ dạy học cần có tủ hoặc giá đựng đồ chơi đảm bảo ngăn nắp, gọn gàng và hợp vệ sinh.
2. Trong quá trình sử dụng, nhà trường phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất; thay thế những đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ em.
3. Trong quá trình sử dụng, giáo viên và nhân viên chuyên trách có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng đồ chơi, hướng dẫn trẻ sử dụng đồ chơi, không sử dụng khác với tính năng hoạt động của đồ chơi, giáo dục và hướng dẫn trẻ em bảo quản đồ chơi hàng ngày.
Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi trẻ em trong nhà trường được bảo quản chất lượng như sau:
- Các đồ chơi dùng trong lớp học và các đồ chơi phục vụ dạy học cần có tủ hoặc giá đựng đồ chơi đảm bảo ngăn nắp, gọn gàng và hợp vệ sinh;
- Trong quá trình sử dụng, nhà trường phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất; thay thế những đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ em;
- Trong quá trình sử dụng, giáo viên và nhân viên chuyên trách có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng đồ chơi, hướng dẫn trẻ sử dụng đồ chơi, không sử dụng khác với tính năng hoạt động của đồ chơi, giáo dục và hướng dẫn trẻ em bảo quản đồ chơi hàng ngày.
Hiệu trưởng trường học có trách nhiệm như thế nào đối với đồ chơi trẻ em?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về đối với nhà trường như sau:
Đối với nhà trường
1. Nhà trường bố trí thời gian, lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp để phổ biến, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh trong việc lựa chọn, sử dụng, bảo quản đồ chơi.
2. Đối với giáo viên và nhân viên chuyên trách
Trong quá trình sử dụng hàng ngày, giáo viên và nhân viên chuyên trách có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng đồ chơi, kịp thời phát hiện và không sử dụng những đồ chơi quá cũ, hỏng, không đảm bảo tính thẩm mỹ, có nguy cơ dễ gây tai nạn, thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho trẻ em. Đồng thời có biện pháp khắc phục, thay thế các đồ chơi này.
3. Đối với hiệu trưởng các nhà trường
a) Trong quá trình mua sắm, trang bị, tiếp nhận đồ chơi, hiệu trưởng các nhà trường phải chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng và an toàn đồ chơi theo đúng các quy định của Thông tư này; đảm bảo hiệu quả sử dụng đồ chơi tại đơn vị;
b) Theo định kỳ, hiệu trưởng các trường học có trách nhiệm tổ chức kiểm tra chất lượng đồ chơi được sử dụng trong nhà trường. Nếu phát hiện thấy đồ chơi quá cũ, hỏng, không đảm bảo tính thẩm mỹ, có nguy cơ dễ gây tại nạn, thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho trẻ em phải dừng ngay việc sử dụng và có biện pháp khắc phục, thay thế.
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệu trưởng trường học có trách nhiệm đối với đồ chơi trẻ em như sau:
- Trong quá trình mua sắm, trang bị, tiếp nhận đồ chơi, hiệu trưởng các nhà trường phải chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng và an toàn đồ chơi theo đúng các quy định của Thông tư này; đảm bảo hiệu quả sử dụng đồ chơi tại đơn vị;
- Theo định kỳ, hiệu trưởng các trường học có trách nhiệm tổ chức kiểm tra chất lượng đồ chơi được sử dụng trong nhà trường. Nếu phát hiện thấy đồ chơi quá cũ, hỏng, không đảm bảo tính thẩm mỹ, có nguy cơ dễ gây tại nạn, thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho trẻ em phải dừng ngay việc sử dụng và có biện pháp khắc phục, thay thế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?