Đồ chơi trẻ em có được sử dụng nguồn điện 20V không? Trong đồ chơi trẻ em hàm lượng các Amin thơm không được vượt quá định mức bao nhiêu?
Đồ chơi trẻ em có được sử dụng nguồn điện 20V không?
Đồ chơi trẻ em có được sử dụng nguồn điện 20V không? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Mục 2.1.4 QCVN 3/2019:BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN về An toàn đồ chơi trẻ em thì yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em sử dụng điện như sau:
- Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V.
- Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa các rủi ro về điện.
Theo về việc QCVN 3/2019:BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN quy định thì đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V.
Đồng thời, không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V.
Trong đồ chơi trẻ em hàm lượng các Amin thơm không được vượt quá định mức bao nhiêu?
Theo tiết 2.1.3.2 tiểu mục 2.1.3 Mục 2.1 QCVN 3:2019/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN về An toàn đồ chơi trẻ em có quy định giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại như sau:
* Amin thơm trong đồ chơi trẻ em
Hàm lượng của các amin thơm (bao gồm cả các dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu đồ chơi hoặc bộ phận của đồ chơi không được vượt quá các mức được quy định trong Bảng 1.
Quy định về hàm lượng các amin thơm áp dụng đối với các loại vật liệu đồ chơi và bộ phận của đồ chơi được nêu trong Bảng 2.
Bên cạnh đó, các yêu cầu quy định tại điểm 2.1.3.1 và 2.1.3.2 của quy chuẩn kỹ thuật này, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn mức an toàn đối với các chất độc hại khác được quy định trong các văn bản có liên quan.
Từ quy định trên thì hàm lượng các Amin thơm có trong đồ chơi trẻ em không được vượt quá 5mg/kg.
Nội dung trên nhãn đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi cần phải thể hiện những nội dung gì?
Theo Mục 2.2 QCVN 3/2019:BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN về An toàn đồ chơi trẻ em quy định yêu cầu ghi nhãn:
Đồ chơi trẻ em phải có nhãn hàng hóa theo đúng quy định hiện hành. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, cụ thể tại Điều 10; Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định như sau:
* Về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
- Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
+ Tên hàng hóa
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
+ Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này
+ Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
* Về tên hàng hóa
- Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
- Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
- Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?