Đổ chất thải động vật trên đất của mình để gây mùi hôi thối cho hộ dân xung quanh có thể bị xử phạt như thế nào?
- Đổ chất thải động vật trên đất của mình để gây mùi hôi thối cho hộ dân xung quanh có thể bị xử phạt như thế nào?
- Hộ gia đình đổ chất thải động vật không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đổ chất thải động vật lên đất của hộ gia đình khác?
Đổ chất thải động vật trên đất của mình để gây mùi hôi thối cho hộ dân xung quanh có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác như sau:
Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó, trường hợp gia đình bạn bị hộ gia đình liền kề cố tình đổ chất thải động vật lên thửa đất của mình nếu gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của gia đình bạn thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi đổ chất thải động vật lên đất.
Đổ chất thải động vật (Hình từ Internet)
Hộ gia đình đổ chất thải động vật không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 9 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm e, g và điểm h khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP:
Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
...
Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đô, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
...
n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 100.000 kg trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.”
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 7, điểm g khoản 8, các khoản 9, 10 và 11 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 9a, 9, 10 và 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 9a, 9, 10 và 11 Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại khoản 10 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra."
Theo đó, tùy vào khối lượng chất thải được đổ lên đất nông nghiệp trồng lúa mà có mức xử phạt tương ứng và hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp như trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đổ chất thải động vật lên đất của hộ gia đình khác?
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8, khoản 10 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
Như vậy đối với hành vi này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh đều có thể xử phạt như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?