Định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác làm cơ sở để thực hiện những gì? Chi phí quản lý trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác gồm những khoản chi phí nào?
Đơn vị tính đối với giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 96/2018/NĐ-CP có quy định về đơn vị tính đối với giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác như sau:
- Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được tính bằng tiền đồng (VNĐ) cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đối với từng loại hình sản phẩm, dịch vụ.
- Đơn vị tính:
+ Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp: đồng/m3.
+ Tiêu nước cho khu công nghiệp bao gồm cả các nhà máy công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao: đồng/nội dung công việc hoặc đồng/ha lưu vực tiêu, nhưng mức giá tối đa không quá 50% mức giá phẩm, dịch vụ thủy lợi của tưới đối với đất trồng lúa.
+ Kết hợp phát điện: đồng/đồng doanh thu (% giá trị sản lượng điện thương phẩm).
+ Kinh doanh, du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí khác: đồng/đồng doanh thu. Trường hợp được giao đất hoặc thuê đất phục vụ các mục đích nêu trên năm trong khu vực thuộc chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì tính theo đồng/ha/năm.
+ Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa nước: đồng/ha mặt thoáng/năm.
+ Kết hợp giao thông: đồng/tấn/lần hoặc đồng/m2/lượt.
Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (Hình từ Internet)
Định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác làm cơ sở để thực hiện những gì?
Theo Điều 6 Nghị định 96/2018/NĐ-CP có nêu như sau:
Phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác
1. Phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được quy định tại Nghị định này là cơ sở để chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá và quy định khung giá, giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.
2. Căn cứ vào thị trường tại thời điểm định giá trong điều kiện thời tiết bình thường (không có thiên tai, hỏa hoạn và điều kiện bất thường khác), chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện xây dựng mức giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác theo phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính quy định.
Định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá, chính sách của Nhà nước có tác động đến giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác và theo công thức sau:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác bao gồm toàn bộ các chi phí vận hành, chi phí bảo trì, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý và các chi phí thực tế hợp lý khác của toàn tổ chức khai thác công trình thủy lợi theo loại hình sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung công việc. Các khoản chi phí trong giá thành toàn bộ, lợi nhuận dự kiến và các nghĩa vụ tài chính trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được xác định tại Điều 7 Nghị định này.
Như vậy, phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được quy định tại Nghị định 96/2018/NĐ-CP là cơ sở để chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá và quy định khung giá, giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.
Chi phí quản lý trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác gồm những khoản chi phí nào?
Cụ thể tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 96/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Giá thành toàn bộ, lợi nhuận dự kiến và các nghĩa vụ tài chính trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác
Các khoản mục chi phí trong giá thành toàn bộ, lợi nhuận dự kiến và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác bao gồm:
...
4. Chi phí quản lý bao gồm:
a) Chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ;
b) Chi phí đồ dùng văn phòng dùng trong công tác quản lý;
c) Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (nếu có) thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành;
d) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp;
đ) Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, chi nộp phí tham gia hội nghị;
e) Chi trợ cấp thôi việc;
g) Chi phí kiểm toán;
h) Chi phí thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (nếu có);
i) Chi phí dự phòng (nếu có) gồm các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí cung ứng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác;
k) Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Các chi phí quản lý bao gồm:
- Chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí đồ dùng văn phòng dùng;
- Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (nếu có);
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, chi nộp phí tham gia hội nghị;
- Chi trợ cấp thôi việc;
- Chi phí kiểm toán;
- Chi phí thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (nếu có);
- Chi phí dự phòng (nếu có) gồm các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí cung ứng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình mới nhất? Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức, cá nhân khác lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng không?
- Thời gian giảm thuế GTGT 2025 theo Nghị định 180/2024 kéo dài trong bao lâu? Tải Nghị định 180 giảm thuế 2025?
- Lỗi vượt đèn vàng 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt lỗi vượt đèn vàng 2025 đối với xe ô tô và xe máy là bao nhiêu?
- Cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT 2025 xuống 8% theo Nghị định 180/2024 từ 01/01/2025 đến hết 30/6/2025?
- Mức xử phạt đua xe trái phép từ 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Xử phạt xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thế nào?