Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi là như thế nào? Sẽ được chỉ định khi nào và có trường hợp nào không được thực hiện không?

Cho hỏi điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi là như thế nào? Sẽ được chỉ định khi nào và có trường hợp nào không được thực hiện không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Lâm đến từ Bình Dương.

Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi là như thế nào?

Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục I Mục 36 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY VÙNG LỒI CẦU XƯƠNG ĐÙI
I. ĐẠI CƯƠNG
- Gẫy vùng lồi cầu xương đùi gồm có: gẫy trên lồi cầu, gẫy lồi cầu trong, lồi cầu ngoài và gẫy liên lồi cầu đùi.
- Gẫy trên lồi cầu xương đùi là loại gẫy ngoài khớp. Ngược lại, gẫy lồi cầu trong, gẫy lồi cầu ngoài và gẫy liên lồi cầu là loại gẫy nội khớp. Gẫy nội khớp thường nặng hơn, nếu sự nắn chỉnh không hoàn hảo thường để lại hậu quả xấu cho cơ năng của khớp sau này.
...

Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi gồm có: gẫy trên lồi cầu, gẫy lồi cầu trong, lồi cầu ngoài và gẫy liên lồi cầu đùi.

- Gẫy trên lồi cầu xương đùi là loại gẫy ngoài khớp. Ngược lại, gẫy lồi cầu trong, gẫy lồi cầu ngoài và gẫy liên lồi cầu là loại gẫy nội khớp.

Gẫy nội khớp thường nặng hơn, nếu sự nắn chỉnh không hoàn hảo thường để lại hậu quả xấu cho cơ năng của khớp sau này.

Như vậy, điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi sẽ được hiểu theo quy định trên.

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn (Hình từ Internet)

Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi người bệnh sẽ được chỉ định khi nào và có trường hợp nào không được thực hiện không?

Căn cứ theo tiểu mục II và tiểu mục III Mục 36 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY VÙNG LỒI CẦU XƯƠNG ĐÙI
...
II. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
Với gẫy nội khớp: điều trị phẫu thuật gần như tuyệt đối. Với gẫy ngoại khớp: có chỉ định nắn bó bột nhiều hơn. Điều trị bảo tồn trong một số trường hợp sau:
1. Tình trạng sức khỏe người bệnh chống chỉ định mổ.
2. Gẫy xương phức tạp không thể phẫu thuật kết hợp xương được
3. Rối loạn phát triển xương nặng (loãng xương nặng, bệnh lý xương thủy tinh).
4. Gẫy xương không di lệch.
5. Gẫy xương lún, vững.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở độ II của Gustilo trở lên.
2. Có tổn thương mạch, thần kinh.

Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi người bệnh sẽ được chỉ định khi:

Với gẫy nội khớp: điều trị phẫu thuật gần như tuyệt đối. Với gẫy ngoại khớp: có chỉ định nắn bó bột nhiều hơn. Điều trị bảo tồn trong một số trường hợp sau:

- Tình trạng sức khỏe người bệnh chống chỉ định mổ.

- Gẫy xương phức tạp không thể phẫu thuật kết hợp xương được

- Rối loạn phát triển xương nặng (loãng xương nặng, bệnh lý xương thủy tinh).

- Gẫy xương không di lệch.

- Gẫy xương lún, vững.

Ngược lại thì trường hợp chống chỉ định với người bệnh khi họ bị:

- Gẫy hở độ II của Gustilo trở lên.

- Có tổn thương mạch, thần kinh.

Như vậy, khi người bệnh được chỉ định thì có thể thực hiện điều trị này một cách bình thường.

Tuy nhiên đối với người bệnh chống chỉ định thì có thể xem xét và không được thực hiện điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi.

Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi thì người thực hiện là ai?

Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 36 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY VÙNG LỒI CẦU XƯƠNG ĐÙI
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Chuyên khoa chấn thương: 4 người (1 chính và 3 phụ).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 (nếu người bệnh cần gây mê).
2. Phương tiện
- Bàn nắn:
+ Trường hợp đơn giản, ít lệch: bàn nắn bình thường. Cần 1 độn gỗ để kê dưới chân người bệnh.
+ Trường hợp khó, phức tạp: bàn nắn chỉnh hình có hệ thống kéo và căng chỉnh (bàn Pelvie).
- Thuốc gây tê hoặc gây mê.
- Bột thạch cao:
+ Nếu bó bột Đùi - cẳng - bàn chân (khi gẫy 1 trong 2 lồi cầu, hoặc gẫy không lệch): 4-5 cuộn khổ 20 cm, thêm 3-4 cuộn khổ 15 cm.
+ Nếu bó bột Chậu - lưng - chân (khi gẫy trên lồi cầu, gẫy liên lồi cầu, gẫy di lệch): 15 cuộn bột khổ 20 cm.
3. Người bệnh
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ quần .
- Với người bệnh gây mê, cần nhịn ăn uống ít nhất 5-6 giờ, tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược.
4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
...

Theo đó, ở bước chuẩn bị có quy định về người thực hiện sẽ bao gồm:

- Chuyên khoa chấn thương: 4 người (1 chính và 3 phụ).

- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 (nếu người bệnh cần gây mê).

Như vậy, có thể thấy rằng cơ bản sẽ có 4 người chuyên khoa chấn thương chỉnh hình cùng thực hiện.

Trường hợp người bệnh cần gây mê thì sẽ có thêm 2 người chuyên khoa gây mê hồi sức kết hợp thực hiện.

Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nếu xảy ra tai biến của bó bột thì được xử lý như thế nào? Tai biến của bó bột muộn thì sẽ có các biểu hiện ra sao?
Pháp luật
Mức độ nhẹ của tai biến của bó bột là gì? Tai biến của bó bột được phân chia thành bao nhiêu loại theo quy định?
Pháp luật
Người thực hiện bó bột chậu lưng chân sẽ bao gồm những ai? Cần những phương tiện như thế nào để thực hiện thủ thuật?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột ngực chậu lưng chân ra sao? Bó bột ngực chậu lưng chân xong thì người bệnh có cần theo dõi tiếp tục không?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột đùi cẳng bàn chân như thế nào? Sau khi bó bột đùi cẳng bàn chân có cần tiếp tục theo dõi bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bó bột yếm là như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Bó bột yếm được chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ở bước chuẩn bị bó bột yếm thì người bệnh phải được chuẩn bị như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột yếm thì cần phải theo dõi người bệnh ra sao?
Pháp luật
Bột chữ U là gì? Thủ thuật thực hiện bột chữ U sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bó bột Cravate thì phải thực hiện các bước tiến hành như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột Cravate xảy ra tai biến thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bó bột Desault là gì theo quy định của pháp luật? Bó bột Desault sẽ chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
2,745 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào