Điều trị bảo tồn gẫy mâm chày ở bước nắn chỉnh ổ gẫy thì thực hiện như thế nào? Việc theo dõi điều trị bảo tồn gẫy mâm chày thực hiện ra sao?

Cho hỏi điều trị bảo tồn gẫy mâm chày ở bước nắn chỉnh ổ gẫy thì thực hiện như thế nào? Bên cạnh đó việc theo dõi điều trị bảo tồn gẫy mâm chày thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Tân đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điều trị bảo tồn gẫy mâm chày ở bước nắn chỉnh ổ gẫy thì thực hiện như thế nào?

Điều trị bảo tồn gẫy mâm chày là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 37 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MÂM CHÀY
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
1. Nắn chỉnh ổ gẫy
- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn, tốt nhất là bàn chỉnh hình.
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê (nếu gây mê, do bác sỹ gây mê tiến hành).
- Sát trùng rộng vùng khớp gối, đi găng vô khuẩn hút máu tụ trong khớp gối.
- Kéo thẳng trục, giữ cho phần mềm quanh gối căng. Người nắn chính dùng 2 tay đẩy ép mảnh gẫy về vị trí.
2. Bất động: Bó bột Đùi - cẳng - bàn chân rạch dọc.
2.1. Bó bột trên bàn nắn thông thường
- Bước 1: Quấn lót chân bằng giấy vệ sinh, hoặc bông, hoặc đi bít tất vải jersey. Vùng khớp gối và cổ chân cần độn lót dầy hơn tránh đau và sự tỳ đè gây loét.
Đặt dây rạch dọc trước đùi, gối, cẳng bàn chân (cho bột cấp cứu). Dây rạch dọc nên để dài một chút cả về 2 đầu, đầu trên lên quá nếp bẹn chừng 20-30 cm, đầu dưới nên cài vào kẽ ngón 2-3, vòng quanh ngón 2 để dây khỏi tuột khi rạch bột.
- Bước 2: bó bột thì 1 (bó bột Cẳng - bàn chân): Dùng độn gỗ kê dưới khoeo người bệnh. Rải và đặt 1 nẹp bột tăng cường ở phía sau cẳng, bàn chân để tiến hành bó bột Cẳng - bàn chân. Quấn bột xuất phát điểm là từ cổ chân, quấn từ dưới lên trên rồi từ trên xuống dưới theo kiểu xoáy trôn ốc, bó đến đâu xoa và vuốt đến đó cho bột kết dính tốt hơn, khi cảm thấy bột đủ độ dày thì được. Lưu ý 3 điểm:
+ Một là: vùng trước cổ chân cũng giống như vùng trước của khuỷu tay, nếu bó không khéo thì bột sẽ bị căng như 1 dây cung, vừa xấu bột, vừa không bất động được tốt. Nên dùng bột cỡ nhỏ và nhiều khi dùng kéo cắt xẻ tà (cắt bán phần băng bột khi bó bột đến cổ chân), để XỬ TRÍ hiện tượng căng bột, bột sẽ đẹp hơn.
+ Hai là: Nơi mép trên của bột bó thì 1, nên bó mỏng dần, nếu bó dầy vuông thành sắc cạnh, khi bó bột thì 2 nối vào, bột dễ bị cộm hoặc dễ long lở, gẫy bột.
+ Ba là: nên làm nhanh tay, vì bột bó 2 thì, nếu làm chậm, bột thì 1 đã khô cứng hẳn, sẽ khó kết dính tốt với bột bó ở thì 2 (giống như thợ xây đổ bê tông 2 thì, họ cũng phải làm như vậy thì khối bê tông mới vững chắc được).
- Bước 3: bó bột thì 2 (bó tiếp bột lên đùi): Bỏ độn gỗ, 1 trợ thủ viên cầm cổ chân kéo chếch chân người bệnh lên, 1 trợ thủ viên dùng 2 tay đỡ dưới đùi người bệnh và kỹ thuật viên chính tiến hành bó bột. Rải tiếp 1 nẹp bột to bản, ngâm nhanh, vắt ráo nước và đặt phía sau đùi, đầu dưới nẹp gối lên mép bột vừa bó ở thì 1. Dùng bột khổ to quấn đè lên 1 phần bột đã bó, cũng quấn bột vòng tròn, xoáy trôn ốc từ dưới lên trên, rồi từ trên xuống dưới, đến khi thấy đủ độ dầy thì thôi, theo mốc đã định từ ban đầu. Chú ý tăng cường chỗ bột nối 2 thì để bột khỏi bị long lở.
2.2. Bó bột trên bàn chỉnh hình (Pelvie): vẫn bó 2 thì, nhưng khác là:
+ Thì 1: bó ống bột trước, bột ở gần cổ chân cũng bó mỏng dần, để khi bó bột thì 2 nối vào, bột khỏi bị cộm, đẹp và không bị đau.
+ Thì 2: Bó nối thêm bột ở cổ chân, bàn chân: sau khi bó xong ống bột, đỡ người bệnh khỏi bàn Pelvie, đặt nằm trên bàn thường, bó nối tiếp phần bột ở cổ, bàn chân. Nếu bột cấp cứu thì rạch dọc bột.
2.3. Bột Đùi- cẳng - bàn chân que ngang: để chống di lệch xoay, bằng cách bó đến cổ chân được 4-5 lớp thì đặt 1 que ngang dưới vùng gót (que ngang này đặt song song với mặt phẳng nằm ngang), bó tiếp bột ra ngoài, đến khi xong.
- Với gẫy rạn mâm chày, có thể bó ống bột rạch dọc.
3. Thời gian bất động bột: với người lớn: 6-8 tuần (trẻ em tùy theo tuổi).

Theo đó, ở bước tiến hành nắn chỉnh ổ gẫy thì thực hiện như sau:

- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn, tốt nhất là bàn chỉnh hình.

- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê (nếu gây mê, do bác sỹ gây mê tiến hành).

- Sát trùng rộng vùng khớp gối, đi găng vô khuẩn hút máu tụ trong khớp gối.

- Kéo thẳng trục, giữ cho phần mềm quanh gối căng. Người nắn chính dùng 2 tay đẩy ép mảnh gẫy về vị trí.

Như vậy, ở bước tiến hành đầu tiên điều trị bảo tồn gẫy mâm chày sẽ thực hiện theo quy trình nêu trên.

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn gẫy mâm chày (Hình từ Internet)

Việc theo dõi điều trị bảo tồn gẫy mâm chày thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục VI Mục 37 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MÂM CHÀY
...
VI. THEO DÕI
- Những trường hợp nặng, nên cho vào viện theo dõi và điều trị nội trú.
- Gẫy mâm chày là một loại gẫy cần phải theo dõi chu đáo, để phát hiện sớm các biến chứng như: chèn ép bột, hội chứng khoang. Phải theo dõi hàng giờ tình trạng của chi.
- Cần kê chân cao, theo dõi sát cảm giác đau của người bệnh, vận động, cũng như màu sắc, nhiệt độ của ngón chân (giống như với gẫy cẳng chân ở vị trí 1/3 trên).
...

Theo đó, việc theo dõi điều trị bảo tồn gẫy mâm chày thì sẽ thực hiện như sau:

- Những trường hợp nặng, nên cho vào viện theo dõi và điều trị nội trú.

- Gẫy mâm chày là một loại gẫy cần phải theo dõi chu đáo, để phát hiện sớm các biến chứng như: chèn ép bột, hội chứng khoang.

Phải theo dõi hàng giờ tình trạng của chi.

- Cần kê chân cao, theo dõi sát cảm giác đau của người bệnh, vận động, cũng như màu sắc, nhiệt độ của ngón chân (giống như với gẫy cẳng chân ở vị trí 1/3 trên).

Như vậy, việc theo dõi điều trị bảo tồn gẫy mâm chày thực hiện theo từng mục như trên.

Điều trị bảo tồn gẫy mâm chày thì việc xử lý tai biến như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục VII Mục 37 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy vùng lồi cầu xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MÂM CHÀY
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Với những trường hợp biến chứng mạch máu, hội chứng khoang cần phải siêu âm Doppler (hoặc chụp mạch), mổ cấp cứu để xử trí tổn thương.
- Chân sưng nề, rối loạn dinh dưỡng: nới bột rộng rãi, kê cao chân, thuốc chống sưng nề…

Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy mâm chày nếu có tai biến xảy ra thì xử lý như sau:

- Với những trường hợp biến chứng mạch máu, hội chứng khoang cần phải siêu âm Doppler (hoặc chụp mạch), mổ cấp cứu để xử trí tổn thương.

- Chân sưng nề, rối loạn dinh dưỡng: nới bột rộng rãi, kê cao chân, thuốc chống sưng nề…

Như vậy, điều trị bảo tồn gẫy mâm chày thì việc xử lý tai biến thực hiện như trên.

Điều trị bảo tồn gẫy mâm chày
Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nếu xảy ra tai biến của bó bột thì được xử lý như thế nào? Tai biến của bó bột muộn thì sẽ có các biểu hiện ra sao?
Pháp luật
Mức độ nhẹ của tai biến của bó bột là gì? Tai biến của bó bột được phân chia thành bao nhiêu loại theo quy định?
Pháp luật
Người thực hiện bó bột chậu lưng chân sẽ bao gồm những ai? Cần những phương tiện như thế nào để thực hiện thủ thuật?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột ngực chậu lưng chân ra sao? Bó bột ngực chậu lưng chân xong thì người bệnh có cần theo dõi tiếp tục không?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột đùi cẳng bàn chân như thế nào? Sau khi bó bột đùi cẳng bàn chân có cần tiếp tục theo dõi bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bó bột yếm là như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Bó bột yếm được chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ở bước chuẩn bị bó bột yếm thì người bệnh phải được chuẩn bị như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột yếm thì cần phải theo dõi người bệnh ra sao?
Pháp luật
Bột chữ U là gì? Thủ thuật thực hiện bột chữ U sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bó bột Cravate thì phải thực hiện các bước tiến hành như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột Cravate xảy ra tai biến thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bó bột Desault là gì theo quy định của pháp luật? Bó bột Desault sẽ chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều trị bảo tồn gẫy mâm chày
1,010 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều trị bảo tồn gẫy mâm chày Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều trị bảo tồn gẫy mâm chày Xem toàn bộ văn bản về Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào