Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay được hiểu như thế nào? Gẫy đầu trên xương cánh tay chỉ định khi nào?
Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay được hiểu như thế nào?
Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 25 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
I. ĐẠI CƯƠNG
- Đây là phần xương xốp, gẫy ở trên chỗ bám tận cơ ngực lớn. Bao gồm các loại gẫy: gẫy cổ giải phẫu, gẫy cổ phẫu thuật, gẫy chỏm xương cánh tay, gẫy mấu động lớn, gẫy mấu động nhỏ và gẫy phức tạp đầu trên xương cánh tay.
- Nói là gẫy đầu trên xương cánh tay, nhưng ở bài này chủ yếu là nói về gẫy cổ giải phẫu xương cánh tay, còn gẫy cổ phẫu thuật, vỡ chỏm xương cánh tay (gẫy nội khớp) thì hầu hết phải mổ.
- Gẫy đầu trên xương cánh tay có thể có trật khớp vai kèm theo. Có 2 loại gẫy đầu trên xương cánh tay kèm trật khớp vai hay gặp là: trật khớp vai có vỡ mấu động lớn (chiếm 1/5 đến 1/4 các trường hợp trật khớp vai)) và trật khớp vai có gẫy cổ giải phẫu xương cánh tay (ít gặp). Khi trật khớp vai có vỡ mấu động lớn, việc nắn chỉnh thường đơn giản, chỉ cần nắn khớp vai, mấu động lớn sẽ tự vào theo rất tốt. Ngược lại, trật khớp vai có gẫy cổ xương cánh tay, việc nắn bảo tồn rất ít đạt kết quả, quá nửa trường hợp là thất bại, phải chuyển mổ.
...
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay được hiểu như sau:
- Đây là phần xương xốp, gẫy ở trên chỗ bám tận cơ ngực lớn. Bao gồm các loại gẫy: gẫy cổ giải phẫu, gẫy cổ phẫu thuật, gẫy chỏm xương cánh tay, gẫy mấu động lớn, gẫy mấu động nhỏ và gẫy phức tạp đầu trên xương cánh tay.
- Nói là gẫy đầu trên xương cánh tay, nhưng ở bài này chủ yếu là nói về gẫy cổ giải phẫu xương cánh tay, còn gẫy cổ phẫu thuật, vỡ chỏm xương cánh tay (gẫy nội khớp) thì hầu hết phải mổ.
- Gẫy đầu trên xương cánh tay có thể có trật khớp vai kèm theo.
Có 2 loại gẫy đầu trên xương cánh tay kèm trật khớp vai hay gặp là: trật khớp vai có vỡ mấu động lớn (chiếm 1/5 đến 1/4 các trường hợp trật khớp vai)) và trật khớp vai có gẫy cổ giải phẫu xương cánh tay (ít gặp).
Khi trật khớp vai có vỡ mấu động lớn, việc nắn chỉnh thường đơn giản, chỉ cần nắn khớp vai, mấu động lớn sẽ tự vào theo rất tốt.
Ngược lại, trật khớp vai có gẫy cổ xương cánh tay, việc nắn bảo tồn rất ít đạt kết quả, quá nửa trường hợp là thất bại, phải chuyển mổ.
Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay được hiểu như trên.
Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay (Hình từ Internet)
Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay chỉ định khi nào?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 25 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
...
II. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
1. Gẫy xương kín. Gẫy hở độ I theo Gustilo.
2. Gẫy xương trẻ em.
3. Gẫy di lệch ít dưới 1cm và gấp góc dưới 45o.
4. Gẫy di lệch nhưng với người bệnh già, thể trạng kém, mắc các bệnh toàn thân... không mổ được.
...
Theo đó, những trường hợp chỉ định người bệnh được thực hiện thủ thuật bao gồm:
- Gẫy xương kín. Gẫy hở độ I theo Gustilo.
- Gẫy xương trẻ em.
- Gẫy di lệch ít dưới 1cm và gấp góc dưới 45o.
- Gẫy di lệch nhưng với người bệnh già, thể trạng kém, mắc các bệnh toàn thân... không mổ được.
Bên cạnh đó, ngược lại thì những trường hợp chống chỉ định như sau:
- Gẫy hở độ II của Gustilo trở lên.
- Gẫy kèm tổn thương mạch máu, thần kinh.
Như vậy, điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay chỉ định và chống chỉ định tùy theo trường hợp cụ thể của người bệnh.
Nếu là trường hợp chỉ định thì có thể điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay bình thường.
Bệnh nhân gẫy tổn thương mạch máu có được điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay không?
Căn cứ theo tiểu mục III Mục 25 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở độ II của Gustilo trở lên.
2. Gẫy kèm tổn thương mạch máu, thần kinh.
Theo đó, ngược lại nếu người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định thì có thể sẽ không được điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay.
Bệnh nhân gẫy tổn thương mạch máu tùy việc thăm khám và cho kết quả của bác sĩ có thể thực hiện điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên trung học cơ sở có mấy hạng? Giáo viên trung học cơ sở hạng mấy có trách nhiệm tham gia biên soạn sách giáo khoa?
- Mẫu đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới nhất?
- Từ 25/12/2024, trang thông tin điện tử được phân loại như thế nào? Nguyên tắc quản lý trang thông tin điện tử ra sao?
- Quy trình kỹ thuật thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến cơ sở tiếp nhận từ 3/2/2025 ra sao?
- Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? Tổng hợp các đoạn văn tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi?