Điều tra viên có được làm Thư ký Tòa án trong cùng một vụ án hình sự hay không? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án là gì?
Trường nào phải thay đổi Thư ký Tòa án?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc thay đổi Thư ký Tòa án như sau:
“1. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.”
Đồng thời, tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cụ thể như sau:
“Điều 49. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp sau thì Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ;
- Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Điều tra viên có được làm Thư ký Tòa án trong cùng một vụ án hình sự hay không?
Ai có quyền đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án trong vụ án hình sự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm:
- Kiểm sát viên;
- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ;
- Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Như vậy, những người nêu trên là người có quyền đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án trong vụ án hình sự.
Điều tra viên có được làm Thư ký Tòa án trong cùng một vụ án hình sự hay không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thay đổi Thư ký Tòa án, theo đó Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên.
Do đó, Điều tra viên không được làm Thư ký Tòa án trong cùng một vụ án hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án như sau:
“1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
b) Phổ biến nội quy phiên tòa;
c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
d) Ghi biên bản phiên tòa;
đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.”
Như vậy, Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
- Phổ biến nội quy phiên tòa;
- Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
- Ghi biên bản phiên tòa;
- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến việc Điều tra viên có được làm Thư ký Tòa án trong cùng một vụ án hình sự và nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?
- Mẫu bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên công ty? Bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên chọn lọc?
- Viết đoạn văn phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết? Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết? Đặc điểm môn Văn là gì?
- Các chức vụ sĩ quan quân đội hiện nay? Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định thế nào?