Điều tra tai nạn hàng hải được thực hiện theo trình tự nào? Và tai nạn hàng hải được điều tra lại trong trường hợp nào?

Khi xảy ra tai nạn hàng hải Tổ điều tra tai nạn hàng hải lập dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải và gửi bản dự thảo này cho các bên để thực hiện việc góp ý theo quy định pháp luật. Sau đó, Giám đốc Cảng vụ hàng hải ký, công bố Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải. Pháp luật quy định cụ thể về việc đó như thế nào? Và tai nạn hàng hải được điều tra lại trong trường hợp nào?

Trình tự thực hiện điều tra tai nạn hàng hải

Điều 17 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định trình tự thực hiện điều tra tai nạn hàng hải như sau:

- Thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.

- Lập Kế hoạch điều tra tai nạn hàng hải.

- Lập dự toán kinh phí điều tra tai nạn hàng hải.

- Thông báo cho các bên liên quan về việc tiến hành điều tra.

- Phỏng vấn thuyền viên, nhân chứng; tổng hợp các thông tin thu thập được. Nếu thấy cần thiết, có thế tiến hành kiểm tra và phỏng vấn bổ sung để làm rõ những vấn đề còn nghi vấn.

- Căn cứ quy định của pháp luật về hàng hải, tiến hành phân tích các thông tin thu thập được, kể cả các kết luận giám định vật mẫu, vết tích liên quan đến tai nạn hàng hải,

- Lập Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải gửi các bên liên quan để góp ý theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

- Công bố Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.

Tai nạn hàng hải

Tai nạn hàng hải

Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải

Điều 18 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải như sau:

- Sau khi lập Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải, Tổ điều tra gửi một bản Dự thảo cho chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (nếu tai nạn xảy ra có liên quan đến phương tiện thủy nội địa) và Cục Hàng hải Việt Nam để góp ý về bản Dự thảo Báo cáo. Sau khi nhận được Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải từ Tổ điều tra, Cục Hàng hải Việt Nam gửi một bản Dự thảo Báo cáo cho Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ để góp ý (đối với tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài).

- Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan không được phổ biến, công bố hoặc cho phép tiếp cận Dự thảo Báo cáo hoặc bất cứ phần nào của Dự thảo Báo cáo khi chưa có sự đồng ý của Tổ điều tra tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam.

- Chậm nhất 30 ngày hoặc trong thời gian thống nhất giữa Tổ điều tra và các bên liên quan nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày gửi Dự thảo Báo cáo, Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan có ý kiến đóng góp về bản Dự thảo Báo cáo. Quá thời hạn trên, nếu chưa nhận được ý kiến đóng góp, Tổ điều tra tiến hành trình Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải để Giám đốc Cảng vụ hàng hải ký, công bố Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.

Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải

Điều 19 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định báo cáo điều tra tai nạn hàng hải như sau:

- Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải bao gồm các thông tin chính sau:

+ Tóm tắt các yếu tố cơ bản của tai nạn hàng hải và nêu rõ số người chết, mất tích, bị thương hoặc tình trạng ô nhiễm môi trường;

+ Thông tin về quốc tịch, chủ tàu, công ty quản lý tàu, khai thác tàu nêu trong giấy chứng nhận quản lý an toàn và tổ chức phân cấp;

+ Các thông số chính của tàu, động cơ của tàu; thông tin về thời gian làm việc, nghỉ ngơi của thuyền viên và các công việc đã thực hiện trước khi xảy ra tai nạn hàng hải;

+ Mô tả chi tiết về hoàn cảnh xảy ra tai nạn hàng hải;

+ Phân tích, lập luận và chứng minh các yếu tố dẫn đến nguyên nhân của tai nạn hàng hải;

+ Đề xuất áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa các tai nạn hàng hải tương tự.

- Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải gửi Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải tới Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan và Cục Hàng hải Việt Nam chậm nhất vào ngày kết thúc thời hạn điều tra tai nạn hàng hải. Bản sao Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải có thể được cấp cho cá nhân hoặc pháp nhân khác có liên quan trực tiếp đến tai nạn, nếu có yêu cầu bằng văn bản.

- Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải gửi một bộ bản chụp hồ sơ (nếu có yêu cầu) và hai bản Báo cáo điều tra tai nạn liên quan đến việc điều tra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tới Cục Hàng hải Việt Nam.

- Đối với tai nạn hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Giao thông vận tải và Tổ chức Hàng hải quốc tế ngay sau khi có kết luận điều tra tai nạn hàng hải.

- Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phổ biến công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.

Tai nạn hàng hải được điều tra lại trong trường hợp nào?

Điều 20 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định trong trường hợp có những bằng chứng mới được cung cấp hay thu thập được mà những bằng chứng này làm thay đổi cơ bản nguyên nhân của vụ tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tiến hành điều tra lại vụ tai nạn đó.

Như vậy, khi xảy ra tai nạn hàng hải Tổ điều tra tai nạn hàng hải lập dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải và gửi bản dự thảo này cho các bên để thực hiện việc góp ý theo quy định pháp luật. Sau đó, Giám đốc Cảng vụ hàng hải ký, công bố Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.

Tai nạn hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thế nào là tai nạn, sự cố hàng hải?
Pháp luật
Khi điều tra tai nạn hàng hải nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết không?
Pháp luật
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng thì thiệt hại của các tàu được xử lý ra sao?
Pháp luật
Người bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Thời hiệu xử phạt người này là bao lâu?
Pháp luật
Phát hiện tai nạn hàng hải trong thời gian dẫn tàu nhưng không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải thì hoa tiêu hàng hải bị xử phạt thế nào?
Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải trong bao lâu?
Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải trong bao lâu?
Pháp luật
Tàu biển không thông báo cho Cảng vụ hàng hải về sự cố, tai nạn hàng hải do tàu mình gây ra bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn hàng hải thì thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển gửi báo cáo loại nào cho Cảng vụ hàng hải biết?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn đâm va, chủ tàu có trách nhiệm về việc thuyền trưởng không thực hiện nghĩa vụ theo quy định không?
Pháp luật
Thuyền trưởng điều khiển tàu biển của mình gây ra tai nạn hàng hải nhưng lại bỏ trốn thì sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Tàu biển đang bị tạm giữ phục vụ công tác điều tra tai nạn hàng hải vẫn cố tình rời cảng biển sẽ bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn hàng hải
3,184 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn hàng hải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào