Điều tra đánh giá tài nguyên nước có nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không?
Điều tra đánh giá tài nguyên nước có nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không?
Điều tra đánh giá tài nguyên nước có nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sẽ căn cứ theo quy định điểm a khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
....
3. Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
b) Kiểm kê tài nguyên nước;
c) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;
...
Theo đó, hoạt động điều tra đánh giá tài nguyên nước sẽ nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Điều tra đánh giá tài nguyên nước có nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không? (Hình từ Internet)
Việc điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt được thực hiện như thế nào?
Việc điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt được căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định:
Điều tra, đánh giá tài nguyên nước
Hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 của Luật Tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
1. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt được thực hiện trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá tự nhiên và nhân tạo gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
b) Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
c) Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
d) Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt.
2. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
...
Theo đó, việc điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt sẽ được thực hiện trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá tự nhiên và nhân tạo gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
+ Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
+ Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động nào?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động nào, căn cứ theo khoản 7 Điều 5 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định:
Điều tra, đánh giá tài nguyên nước
...
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trên phạm vi liên tỉnh;
b) Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều này.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trên địa bàn tỉnh;
b) Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động trên địa bàn tỉnh bao gồm:
+ Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
+ Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt.
+ Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất;
+ Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
+ Điều tra, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động sau đây:
+ Điều tra, khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
+ Điều tra, xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?