Điều tra đa dạng thực vật rừng thực hiện theo các nội dung gì? Việc điều tra có được thực hiện theo chu kỳ không?
Điều tra đa dạng thực vật rừng thực hiện theo các nội dung gì? Dùng phương pháp nào để điều tra?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung và phương pháp điều tra đa dạng thực vật rừng như sau:
* Về nội dung bao gồm:
- Điều tra thành phần thực vật rừng, bao gồm: thực vật bậc cao có mạch và thực vật chưa có mạch;
- Xây dựng danh lục các loài thực vật rừng;
- Xác định yếu tố địa lý thực vật rừng;
- Xác định dạng sống thực vật rừng;
- Xác định công dụng của thực vật rừng;
- Điều tra phân bố các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
* Phương pháp thực hiện:
- Sử dụng tuyến điều tra điển hình đi qua các đai cao, các dạng địa hình, các trạng thái rừng khác nhau; xác định toàn bộ các loài thực vật xuất hiện;
Ghi chép dạng sống, công dụng của thực vật theo Biểu số 27 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT - Tải về
Xác định phân bố của các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên bản đồ hoặc bằng máy định vị trên tuyến điều tra kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương;
- Thu mẫu tiêu bản thực vật rừng và mô tả theo Biểu số 28 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT - Tải về
Điều tra đa dạng thực vật rừng (Hình từ Internet)
Việc điều tra đa dạng thực vật rừng có được thực hiện theo chu kỳ không?
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
1. Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
a) Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
c) Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;
d) Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này;
đ) Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này;
e) Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
g) Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
h) Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này;
i) Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
k) Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
l) Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
...
Theo quy định trên thì việc điều tra đa dạng thực vật rừng là nhiệm vụ của công tác điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.
Việc điều tra đa dạng thực vật rừng được thực hiện bao nhiêu năm một lần?
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có nêu như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
...
3. Tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ:
a) Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước;
b) Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung kỹ thuật theo phương pháp được quy định tại Điều 24 của Thông tư này;
c) Tổng cục Lâm nghiệp giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu kết quả thực hiện hằng năm; hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt sau khi kết thúc chu kỳ điều tra;
d) Chu kỳ điều tra và việc công bố kết quả điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật Lâm nghiệp.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 33 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định như sau:
Điều tra rừng
...
2. Tổ chức điều tra rừng được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra rừng toàn quốc 05 năm một lần và theo chuyên đề; chỉ đạo việc thực hiện điều tra rừng cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra rừng tại địa phương và công bố kết quả.
Theo đó việc điều tra đa dạng thực vật rừng được tổ chức 05 năm một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?