Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng là điều tra về những nội dung gì? Khi điều tra sẽ có được thành quả như thế nào?
- Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng có thuộc nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề không?
- Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng là điều tra về những nội dung gì?
- Phương pháp điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng được quy định như thế nào?
- Khi điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng sẽ có được thành quả như thế nào?
Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng có thuộc nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra hệ thực vật rừng; điều tra hệ động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.
...
3. Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề:
a) Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan quyết định các dự án điều tra rừng theo chuyên đề có trách nhiệm phê duyệt và công bố kết quả điều tra.
Như vậy, điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng là một trong những nhiệm vụ của điều tra rừng theo chuyên đề.
Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng (Hình từ Internet)
Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng là điều tra về những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng như sau:
Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng
1. Nội dung điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:
a) Điều tra côn trùng rừng, bao gồm: thành phần loài, mật độ, phân bố;
b) Xây dựng danh lục côn trùng rừng;
c) Xây dựng danh lục các loài côn trùng rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng;
đ) Thu thập mẫu tiêu bản côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.
...
Theo quy định trên, nội dung điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng gồm:
- Điều tra côn trùng rừng, bao gồm: thành phần loài, mật độ, phân bố;
- Xây dựng danh lục côn trùng rừng;
- Xây dựng danh lục các loài côn trùng rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng;
- Thu thập mẫu tiêu bản côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.
Phương pháp điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng như sau:
Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng
...
2. Phương pháp điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:
a) Sử dụng ô tiêu chuẩn điều tra rừng có diện tích 2.500 m2; trong ô tiêu chuẩn điều tra rừng thiết lập các tuyến điều tra hệ thống để điều tra côn trùng biết bay, thiết lập các ô tiêu chuẩn 01 m2 để điều tra côn trùng đất, chọn các cây tiêu chuẩn để điều tra côn trùng rừng trên cây hoặc sâu, bệnh hại rừng; ghi chép các chỉ tiêu điều tra côn trùng rừng theo Biểu số 33 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; thu thập mẫu tiêu bản và mô tả côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo Biểu số 34 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Sử dụng tuyến điều tra bố trí điển hình để thu thập số liệu, mẫu tiêu bản của sâu, bệnh hại rừng.
...
Theo đó, phương pháp điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng như sau:
- Sử dụng ô tiêu chuẩn điều tra rừng có diện tích 2.500 m2;
+ Trong ô tiêu chuẩn điều tra rừng thiết lập các tuyến điều tra hệ thống để điều tra côn trùng biết bay, thiết lập các ô tiêu chuẩn 01 m2 để điều tra côn trùng đất, chọn các cây tiêu chuẩn để điều tra côn trùng rừng trên cây hoặc sâu, bệnh hại rừng;
+ Ghi chép các chỉ tiêu điều tra côn trùng rừng theo Biểu số 33 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT;
+ Thu thập mẫu tiêu bản và mô tả côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo Biểu số 34 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT;
- Sử dụng tuyến điều tra bố trí điển hình để thu thập số liệu, mẫu tiêu bản của sâu, bệnh hại rừng.
Khi điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng sẽ có được thành quả như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng như sau:
Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng
...
3. Thành quả điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:
a) Danh lục côn trùng rừng theo Biểu số 35 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Danh lục sâu, bệnh hại rừng;
c) Danh lục côn trùng rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Mẫu tiêu bản côn trùng, sâu, bệnh hại rừng và phiếu mô tả;
đ) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá côn trùng rừng;
e) Báo cáo kết quả điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng.
Như vậy, thành quả khi điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng gồm:
- Danh lục côn trùng rừng theo Biểu số 35 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT;
- Danh lục sâu, bệnh hại rừng;
- Danh lục côn trùng rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Mẫu tiêu bản côn trùng, sâu, bệnh hại rừng và phiếu mô tả;
- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá côn trùng rừng;
- Báo cáo kết quả điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?