Điều tra cơ bản thủy lợi được thực hiện hằng năm đúng không? Điều tra cơ bản về thủy lợi được thực hiện dựa trên những nội dung chính nào?
- Điều tra cơ bản về thủy lợi được thực hiện dựa trên những nội dung chính nào?
- Điều tra cơ bản thủy lợi được thực hiện hằng năm đúng không? Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức điều tra cơ bản về thủy lợi?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt kết quả điều tra cơ bản thủy lợi?
- Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng những công trình thủy lợi nào?
Điều tra cơ bản về thủy lợi được thực hiện dựa trên những nội dung chính nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thủy lợi 2017 thì điều tra cơ bản về thủy lợi được thực hiện dựa trên những nội dung chính như:
- Hiện trạng về số lượng, chất lượng, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
- Hiện trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách trong hoạt động thủy lợi;
- Tác động của công trình thủy lợi đến môi trường và đời sống của người dân;
- Thu thập thông tin, quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển phục vụ hoạt động thủy lợi;
- Tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông đến hoạt động thủy lợi.
Điều tra cơ bản thủy lợi được thực hiện hằng năm đúng không? (Hình từ internet)
Điều tra cơ bản thủy lợi được thực hiện hằng năm đúng không? Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức điều tra cơ bản về thủy lợi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 9 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
Điều tra cơ bản thủy lợi
1. Điều tra cơ bản thủy lợi được thực hiện hằng năm hoặc đột xuất để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
...
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra cơ bản thủy lợi, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra cơ bản thủy lợi trên địa bàn.
...
Theo đó, ngoài việc thực hiện điều tra cơ bản thủy lợi hằng năm ra thì việc điều tra cơ bản thủy lợi còn có thể được thực hiện đột xuất để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Và cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức điều tra cơ bản về thủy lợi là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp thực hiện.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt kết quả điều tra cơ bản thủy lợi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
Điều tra cơ bản thủy lợi
...
4. Thẩm quyền phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi do Bộ tổ chức điều tra;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi do Ủy ban tổ chức điều tra
...
Theo đó, thẩm quyền phê duyệt kết quả điều tra cơ bản thủy lợi được xác định như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kết quả điều tra cơ bản thủy lợi do Bộ tổ chức điều tra.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kết quả điều tra cơ bản thủy lợi do Ủy ban tổ chức điều tra.
Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng những công trình thủy lợi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thủy lợi 2017 quy định về chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi như sau:
Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi
1. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.
2. Ưu đãi thuế đối với tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; hệ thống tưới, tiêu tiên tiến và hiện đại; hệ thống xử lý nước thải để tái sử dụng.
4. Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa công trình thủy lợi.
5. Hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phù hợp với từng lĩnh vực, nhóm đối tượng sử dụng.
6. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trong trường hợp phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng.
...
Theo đó, một trong những chính sách của nhà nước trong hoạt động thủy lợi là ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn
Và các công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?