Điều lệ hợp tác xã có những nội dung gì theo quy định mới? Khi hợp nhất hợp tác xã có cần soạn điều lệ hợp tác xã mới không?
Điều lệ hợp tác xã có những nội dung gì theo quy định mới?
Theo quy định tại Điều 40 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về nội dung của Điều lệ hợp tác xã như sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính; biểu tượng (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Điều kiện, thủ tục kết nạp thành viên;
- Các trường hợp chấm dứt và thủ tục chấm dứt tư cách thành viên, trong đó quy định cụ thể về điều kiện chấm dứt tư cách thành viên, bao gồm:
+ Trường hợp khai trừ thành viên;
+ Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc thời gian liên tục không góp sức lao động của thành viên chính thức;
+ Giá trị tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ mà thành viên chính thức phải sử dụng;
- Quyền, nghĩa vụ của thành viên;
- Tổ chức quản trị; thẩm quyền của Đại hội thành viên; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc, kiểm soát viên đối với tổ chức quản trị rút gọn;
- Số lượng, chức danh và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật; phân chia quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Vốn điều lệ; tăng, giảm vốn điều lệ; vốn góp tối thiểu, vốn góp tối đa, hình thức, thời hạn góp vốn; định giá tài sản góp vốn; trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn;
- Phí thành viên trong trường hợp có thành viên liên kết không góp vốn;
- Hình thức tổ chức Đại hội thành viên; cách thức biểu quyết tại Đại hội thành viên; cách thức bầu đại biểu tham dự và biểu quyết tại Đại hội thành viên trong trường hợp Đại hội thành viên tổ chức theo hình thức đại hội đại biểu;
- Tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ tối thiểu;
- Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên danh, liên kết với tổ chức kinh tế;
- Lập quỹ; tỷ lệ trích lập quỹ; tỷ lệ, phương thức phân phối thu nhập;
- Quản lý tài chính, sử dụng và xử lý tài sản, vốn, quỹ và khoản lỗ;
- Nguyên tắc trả thù lao, tiền lương, tiền công, tiền thưởng và chế độ khác cho thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, người lao động;
- Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp;
- Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
- Biện pháp xử lý thành viên nợ quá hạn;
- Xử lý vi phạm Điều lệ và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
Điều lệ hợp tác xã có những nội dung gì theo quy định mới? (hình từ internet)
Khi hợp nhất hợp tác xã có cần soạn điều lệ hợp tác xã mới không?
Theo quy định tại Điều 94 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về hợp nhất hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Hợp nhất hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
2. Thủ tục hợp nhất hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện như sau:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất chuẩn bị dự thảo hợp đồng hợp nhất, dự thảo Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất.
Hợp đồng hợp nhất phải bao gồm nội dung chủ yếu sau đây: tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất; phương án sử dụng lao động; phương án xử lý các khoản nợ; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản bao gồm cả quỹ chung không chia, tài sản chung không chia; thời hạn, thủ tục chuyển đổi vốn góp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất thành vốn góp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất;
…
Như vậy, khi hợp nhất cần chuẩn bị dự thảo Điều lệ hợp tác xã hợp nhất. Do đó, khi hợp nhất hợp tác xã có cần soạn dự thảo điều lệ hợp tác xã hợp nhất.
Hồ sơ đăng ký hợp tác xã gửi đến cơ quan đăng ký theo phương thức nào?
Theo quy định tại Điều 41 Luật Hợp tác xã 2023 đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng ký chuyển đổi tổ hợp tác thành hợp tác xã; đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Luật này.
2. Hồ sơ đăng ký được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
a) Bằng bản giấy nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Bằng bản giấy qua dịch vụ bưu chính;
c) Qua hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Chính phủ quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh, trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, hồ sơ đăng ký được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
- Bằng bản giấy nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Bằng bản giấy qua dịch vụ bưu chính;
- Qua hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?