Điều kiện xét nâng bậc lương thường xuyên đối với người lao động của Bộ Tư pháp ra sao? Tổ chức xét nâng bậc lương thường xuyên vào thời gian nào?
Điều kiện xét nâng bậc lương thường xuyên đối với người lao động của Bộ Tư pháp ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên
Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên, thời gian được tính hoặc không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên, thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên, việc tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động).
Theo đó, điều kiện xét nâng bậc lương thường xuyên đối với người lao động của Bộ Tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV như sau:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
...
Như vậy, điều kiện xét nâng bậc lương thường xuyên đối với người lao động của Bộ Tư pháp thực hiện theo quy định trên.
Người lao động của Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Tổ chức xét nâng bậc lương thường xuyên cho người lao động của Bộ Tư pháp vào thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 như sau:
Thời gian tổ chức xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Hàng tháng, Bộ Tư pháp tổ chức xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương trong tháng liền kề tiếp theo và thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng theo phân cấp quản lý công chức, viên chức.
2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thời gian tổ chức xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo phân cấp quản lý công chức, viên chức phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức và người lao động.
Như vậy, tổ chức xét nâng bậc lương thường xuyên cho người lao động của Bộ Tư pháp sẽ thực hiện hàng tháng.
Quy trình xét nâng bậc lương thường xuyên đối với người lao động của Bộ Tư pháp được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 như sau:
Quy trình xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Bước 1. Bộ phận tổ chức cán bộ hoặc cán bộ phụ trách công tác tổ chức cán bộ của các đơn vị rà soát, lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức và thu thập đầy đủ thông tin có liên quan, báo cáo Thủ trưởng đơn vị để tổ chức xét nâng bậc lương thường xuyên của đơn vị.
2. Bước 2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị được ủy quyền) tổ chức họp với đại diện cấp ủy, công đoàn của đơn vị để thông qua danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.
3. Bước 3. Căn cứ kết quả cuộc họp, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, thực hiện công việc sau:
a) Ký Quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp.
b) Đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng theo phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động. Hồ sơ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ (đối với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp) và Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với các Cục Thi hành án dân sự) trước ngày 25 hàng tháng.
4. Bước 4. Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự, trong phạm vi được phân công phụ trách, tổng hợp đề nghị của các đơn vị, xem xét, quyết định hoặc trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Như vậy, quy trình xét nâng bậc lương thường xuyên sẽ thực hiện theo 4 bước như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?