Điều kiện xem xét bổ nhiệm công chức lãnh đạo làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được quy định thế nào?
Điều kiện xem xét bổ nhiệm công chức lãnh đạo làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được quy định thế nào?
Điều kiện xem xét bổ nhiệm công chức lãnh đạo được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Điều kiện xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức, điều động, biệt phái.
1. Về bổ nhiệm:
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định số 1204/QĐ-BNV ngày 19/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiêu chuẩn của từng chức danh bổ nhiệm;
b) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng; có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
c) Tuổi bổ nhiệm
- Công chức, viên chức bổ nhiệm lần đầu nói chung đủ thời gian để giữ chức vụ được bổ nhiệm ít nhất một nhiệm kỳ;
- Trường hợp công chức, viên chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sau một thời gian công tác, nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì điều kiện về tuổi bổ nhiệm được thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu;
d) Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
đ) Không đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
e) Thuộc đối tượng quy hoạch chức danh bổ nhiệm hoặc chức danh tương đương với chức danh bổ nhiệm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nói chung ít nhất 01 năm.
...
Như vậy, điều kiện xem xét bổ nhiệm công chức lãnh đạo làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được quy định cụ thể như sau:
(1) Đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định 1204/QĐ-BNV năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
(2) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng; có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
(3) Tuổi bổ nhiệm
- Công chức bổ nhiệm lần đầu nói chung đủ thời gian để giữ chức vụ được bổ nhiệm ít nhất một nhiệm kỳ;
- Trường hợp công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sau một thời gian công tác, nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì điều kiện về tuổi bổ nhiệm được thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu;
(4) Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
(5) Không đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
(6) Thuộc đối tượng quy hoạch chức danh bổ nhiệm hoặc chức danh tương đương với chức danh bổ nhiệm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nói chung ít nhất 01 năm.
Điều kiện xem xét bổ nhiệm công chức lãnh đạo làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ban hành quyết định bổ nhiệm công chức lãnh đạo do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý?
Thẩm quyền ban hành quyết định bổ nhiệm công chức được quy định tại Điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Thẩm quyền ban hành quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức.
1. Thứ trưởng do Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành các quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm và điều động, biệt phái đối với các chức danh do Bộ trưởng quản lý được quy định tại điểm a, b, Khoản 2 Điều 4 quy định này.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân cấp cho thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Bộ ban hành quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan trực thuộc Bộ theo quy định chung của Đảng, Nhà nước và theo các quy định của pháp luật về phân cấp.
Như vậy, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là người có thẩm quyền ban hành quyết định bổ nhiệm công chức lãnh đạo do Bộ trưởng quản lý.
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm công chức là bao lâu?
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý còn dưới 02 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại.
3. Đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới, có phụ cấp chức vụ tương đương với chức vụ cũ thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm công chức là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực.
Đối với công chức lãnh đạo còn dưới 02 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?