Điều kiện tuổi để được bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được tính là đủ tuổi theo năm, tháng hay ngày?
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ được bổ nhiệm là bao nhiêu năm?
- Điều kiện tuổi để được bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được tính là đủ tuổi theo năm, tháng hay ngày?
- Đề xuất chủ trương bổ nhiệm đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ được bổ nhiệm là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.
Như vậy người quản lý doanh nghiệp nhà nước thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ được bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực.
Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Điều kiện tuổi để được bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được tính là đủ tuổi theo năm, tháng hay ngày?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 28 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
4. Tuổi bổ nhiệm:
a) Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
7. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.
Như vậy điều kiện tuổi để được bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được tính là đủ tuổi theo tháng để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đề xuất chủ trương bổ nhiệm đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đề xuất chủ trương bổ nhiệm
1. Đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
2. Đối với bổ nhiệm Kiểm soát viên:
a) Cơ quan tham mưu đề xuất bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, dự kiến nhân sự bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan tham mưu phải tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm Kiểm soát viên theo quy trình bổ nhiệm đối với nhân sự nguồn từ nơi khác.
Như vậy đề xuất chủ trương bổ nhiệm đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
- Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;
- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?