Điều kiện trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân đối với cá nhân? Một người có thể là thành viên của nhiều quỹ tín dụng nhân dân không?
Điều kiện trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân đối với cá nhân?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN, cá nhân muốn trưở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân thì phải đáp ứng điều kiện sau đây:
(1) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này;
(2) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
(3) Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích.
Bên cạnh đó, cá nhân phải có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân, tán thành Điều lệ và góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
Cá nhân tham gia là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng điều kiện gì? Có thể là thành viên của nhiều quỹ tín dụng nhân dân không? (Hình từ Internet)
Một người có thể là thành viên của nhiều quỹ tín dụng nhân dân không?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Điều kiện để trở thành thành viên
...
5. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.
6. Hội đồng quản trị quyết định việc kết nạp thành viên và tổng hợp danh sách kết nạp trong kỳ báo cáo tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất
7. Quỹ tín dụng nhân dân phải quy định trong Điều lệ về điều kiện, thủ tục kết nạp thành viên.
Như vậy, một cá nhân không được phép là thành viên của nhiều quỹ tín dụng nhân dân mà chỉ được là thành viên của 01 quỹ tín dụng nhân dân duy nhất.
Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN về góp vốn của thành viên quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Góp vốn của thành viên
1. Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung:
a) Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng và được quy định tại Điều lệ;
b) Mức vốn góp bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều lệ.
2. Tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ.
3. Đại hội thành viên quyết định cụ thể mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, mức vốn góp bổ sung, phương thức nộp, tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Việc ghi nhận vốn góp của thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này vào vốn điều lệ được thực hiện như sau:
a) Vốn góp xác lập tư cách thành viên được ghi nhận vào vốn điều lệ sau khi Hội đồng quản trị quyết định kết nạp thành viên mới;
b) Vốn góp bổ sung được ghi nhận vào vốn điều lệ sau khi các thành viên đã hoàn thành việc góp vốn.
...
Như vậy, mức vốn góp xác lập tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu là 300.000 đồng và được quy định tại Điều lệ.
Tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ.
Lưu ý: Theo Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN thành viên được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho thành viên khác.
Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên phải được Hội đồng quản trị thông qua và đảm bảo các quy định sau:
- Mức vốn góp còn lại (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp) đáp ứng quy định về mức vốn góp của thành viên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN;
- Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
- Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đáp ứng quy định về tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?