Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục phải đảm bảo những gì theo quy định của pháp luật hiện hành?
Điều kiện thành lập nhà trường ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 49 Luật Giáo dục 2019 quy định về điều kiện thành lập nhà trường như sau:
- Nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.
Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
Như vậy điều kiện để thành lập nhà trường chỉ khi có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.
Theo đó, đề án thành lập trường phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường thì mới được phép thành lập.
Điều kiện thành lập trường
Điều kiện được phép hoạt động giáo dục phải đảm bảo những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật Giáo dục 2019 quy định về điều kiện để được phép hoạt động giáo dục như sau:
- Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
+ Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
+ Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
+ Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
- Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; khi hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì bị thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập.
Cho nên khi bạn đảm bảo được các điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động; Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Bên cạnh đó, bạn phải đảm bảo được có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Vì vậy khi bạn đảm bảo được tất cả các điều kiện đó thì bạn đã đủ điều kiện để được phép hoạt động giáo dục.
Nếu tôi không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục thì có bị làm sao không?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 50 Luật Giáo dục 2019 quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục như sau:
- Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:
+ Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
+ Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;
+ Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
+ Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.
Như vậy bạn thấy rằng trong quy định trên của pháp luật đã nêu rõ trường hợp nếu bạn không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục thì bạn sẽ bị đình chỉ hoạt động giáo dục của mình. Tuy nhiên nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường của bạn hoạt động giáo dục trở lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu email gửi đến nhân viên công ty trong dịp Tết Dương lịch? Có bắt buộc phải thưởng cho nhân viên vào dịp Tết Dương lịch?
- 1 tháng 1 là tết gì? 1 1 dương lịch là ngày gì? Ngày 1 tháng 1 năm 2025 là ngày gì? Ngày 1 1 2025 thứ mấy?
- Điểm mới quy định về Công chứng viên tại Luật Công chứng 2024? Công chứng viên có các quyền nào?
- Tổng hợp mẫu về chi tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 mới nhất cho trường học? Thông tư hướng dẫn Nghị định 73/2024/NĐ-CP?
- Một số trò chơi cho tiệc cuối năm, trò chơi tiệc tất niên công ty vui nhộn, hấp dẫn? Người lao động sẽ được thưởng khi tham gia tất niên?