Điều kiện tách thửa đất ở và diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
- Các trường hợp không được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
- Điều kiện để tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
- Diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
- Một số quy định cụ thể được phép tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
Các trường hợp không được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 49/2021/QĐ-UBND về các trường hợp không được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
"Điều 4. Các trường hợp không được tách thửa
1. Thửa đất nằm trong khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc đã có quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
2. Đất khuôn viên các nhà vườn Huế đặc trưng hoặc biệt thự kiến trúc Pháp có giá trị thuộc danh mục quản lý và bảo vệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đất thuộc vùng I (một) khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt; khu vực có quy hoạch tỷ lệ 1/5000, 1/2000, 1/1000, 1/500 được phê duyệt không thuộc quy hoạch đất ở. Trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu thì áp dụng quy hoạch chung.
4. Thửa đất đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch phân lô xen cư, phân lô có hoặc không có đầu tư hạ tầng để giao đất ở cho hộ gia đình và cá nhân, đấu giá quyền sử dụng đất. Trường hợp quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, thì việc tách thửa phải đảm bảo đúng theo quy hoạch đã điều chỉnh và theo Quy định này.
5. Các khu đất ở, cơ sở nhà đất nhà nước bán đấu giá để sử dụng vào mục đích ở.
6. Tạm dừng tách thửa đối với thửa đất đang có khiếu nại, tranh chấp đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định; khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc tách thửa đất của chủ sử dụng đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án."
Điều kiện tách thửa đất ở và diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
Điều kiện để tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
Theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 49/2021/QĐ-UBND về điều kiện để tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
"Điều 5. Điều kiện để tách thửa đất
1. Người sử dụng đất được tách thửa đất khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai. b) Tách thửa đất để hình thành các thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.
c) Thửa đất tách thửa phải đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu và các điều kiện cụ thể để tách thửa đối với từng loại đất theo quy định tại Điều 6 Quy định này.
2. Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở theo quy định như sau:
a) Thửa đất tách ra để xin chuyển mục đích sử dụng đất phải có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định tại Điều 52 của Luật Đất đai năm 2013.
b) Thửa đất tách ra để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì phải đảm bảo các điều kiện về diện tích tối thiểu, kích thước thửa đất theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định này. Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện theo đúng quy định.
3. Đối với đất nông nghiệp (đất vườn, ao) trong cùng thửa đất có mục đích đất ở tách thửa để chuyển sang đất ở thì thửa đất đó phải bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định này."
Diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 49/2021/QĐ-UBND về diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
(1) Đối với đất ở: việc tách thửa đất mới hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải đảm bảo điều kiện cụ thể như sau:
a) Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa
- Các phường của thành phố Huế: 60 m2 (riêng các phường sáp nhập vào thành phố Huế theo Nghị quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021: 80 m2, các xã sáp nhập vào thành phố Huế theo Nghị quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021: 100 m2 );
- Các thị trấn thuộc huyện, các phường thuộc thị xã và các xã đồng bằng: 100m2 (riêng các xã Phú Thuận, Phú Hải của huyện Phú Vang; thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền: 80 m2);
- Các xã trung du, miền núi: 150 m2 . b) Kích thước cạnh của thửa đất:
- Kích thước cạnh mặt tiền: lớn hơn hoặc bằng 04 m theo hướng song song với đường giao thông;
- Kích thước chiều sâu thửa đất: lớn hơn hoặc bằng 05 m.
(2) Đối với đất nông nghiệp: việc tách thửa đất mới hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau:
a) Đất trồng cây hàng năm (trừ đất lúa), đất nuôi trồng thủy sản.
- Các xã, phường thuộc thành phố Huế: 200 m2;
- Các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã: 300 m2;
- Các xã đồng bằng: 400 m2 ;
- Các xã trung du, miền núi: 500 m2 .
b) Đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác.
- Các xã, phường thuộc thành phố Huế: 400 m2 ;
- Các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã: 600 m2;
- Các xã đồng bằng: 800 m2;
- Các xã trung du, miền núi:1.000 m2. c) Đối với đất lâm nghiệp: 5.000 m2.
(3) Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa quy định tại Khoản 1 Điều này là phần diện tích của thửa đất đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng (sau khi đã trừ chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, lộ giới giao thông, quy hoạch...).
Một số quy định cụ thể được phép tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
Theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 49/2021/QĐ-UBND về một số quy định cụ thể được phép tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
(1) Trường hợp thửa đất gốc có kích thước cạnh hai mặt tiền nhỏ hơn 4m và tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu của hai mặt tiền nhưng khi tách thửa có diện tích tối thiểu đảm bảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định này và kích thước cạnh hai mặt tiền tiếp giáp đường giao thông không thay đổi thì được tách thửa theo quy định.
(2) Trường hợp tách thành 02 (hai) thửa đất, trong đó có 01 (một) thửa đất có cạnh mặt tiền kích thước từ 2,5 m đến dưới 4 m nhưng phần diện tích bên trong của thửa đất được tách ra đảm bảo diện tích tối thiểu và kích thước cạnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 thì được phép tách thửa. Phần diện tích từ cạnh mặt tiền đó kéo dài vào phía trong thửa đất phải sử dụng làm lối đi và người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở trên phần diện tích này.
(3) Trường hợp tách thành nhiều thửa đất, trong đó có 01 (một) thửa đất diện tích ít hơn không quá 2 m2 (hai mét vuông) so với diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định này thì được phép tách thửa.
(4) Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất mới không đảm bảo diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định tại Điều 6 Quy định này đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới đảm bảo diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì được phép tách thửa kết hợp với việc hợp thửa.
(5) Việc tách thửa để phân chia tài sản thừa kế, ly hôn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, nếu không bảo đảm điều kiện được tách thửa theo quy định tại Điều 6 Quyết định này thì không được tách thửa. Việc thỏa thuận phân chia giá trị tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.
(6) Trường hợp tách thửa đối với đất ở có phần đất nông nghiệp không liền kề đất ở thuộc quy hoạch đất giao thông, hành lang bảo vệ mương nước nên không thể chuyển sang đất ở thì thửa đất ở sau khi tách ra đảm bảo diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định này thì được phép tách thửa; phần diện tích quy hoạch giao thông, hành lang bảo vệ mương được tách cùng thửa đất ở nhưng không được thực hiện các giao dịch mà không gắn liền với thửa đất ở đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ tiền thưởng công chức viên chức 2025 theo Nghị định 73? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 thế nào?
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm những đối tượng nào? Ghi đơn vị tiền tệ khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ngoại tệ thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025? Tải văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025 ở đâu?
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?