Điều kiện phân phối, đưa vào sử dụng hàng hóa sao chép lậu không nhằm mục đích thương mại là gì?

Cho tôi hỏi: Điều kiện phân phối, đưa vào sử dụng hàng hóa sao chép lậu không nhằm mục đích thương mại là gì? - Câu hỏi của anh Hàng (Bình Thuận)

Hàng hóa sao chép lậu, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Tại Điều 82 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về việc xử lý hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Xử lý hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Đối với hàng hóa sao chép lậu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó thì cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
a) Phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Điều 83 của Nghị định này;
b) Tiêu hủy theo quy định tại Điều 84 của Nghị định này;
c) Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý hành vi xâm phạm áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm và biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Đối với hàng hóa xâm phạm mà không phải là hàng hóa sao chép lậu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, thì cơ quan xử lý hành vi xâm phạm áp dụng các biện pháp buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ hàng hóa loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa và áp dụng các biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Nguyên liệu, vật liệu, phương tiện có chức năng duy nhất nhằm tạo ra, khai thác thương mại hàng hóa sao chép lậu, hàng hóa xâm phạm hoặc thực tế chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích đó thì bị coi là nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa sao chép lậu, hàng hóa xâm phạm.
4. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý hành vi xâm phạm quyết định áp dụng biện pháp quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này hoặc khi có yêu cầu của chủ thể quyền, buộc tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xâm phạm triệu hồi hàng hóa xâm phạm đã được đưa vào kênh phân phối của tổ chức, cá nhân đó để áp dụng biện pháp quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này hoặc biện pháp khác, nếu xét thấy thích hợp. Trong quá trình ra quyết định xử lý hành vi xâm phạm, cơ quan xử lý hành vi xâm phạm có thể xem xét đề nghị của các bên liên quan về việc xử lý hành vi xâm phạm.

Theo đó, đối với hàng hóa sao chép lậu, cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

- Phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại;

- Tiêu hủy;

- Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý hành vi xâm phạm áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm và biện pháp thích hợp.

Điều kiện phân phối, đưa vào sử dụng hàng hóa sao chép lậu không nhằm mục đích thương mại là gì?

Điều kiện phân phối, đưa vào sử dụng hàng hóa sao chép lậu không nhằm mục đích thương mại là gì?

Điều kiện phân phối, đưa vào sử dụng hàng hóa sao chép lậu không nhằm mục đích thương mại là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 83 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:

Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại
1. Việc buộc phân phối hoặc buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa sao chép lậu, hàng hóa xâm phạm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, không gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, không phải văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
b) Yếu tố xâm phạm đã được loại bỏ khỏi hàng hóa;
c) Việc phân phối, sử dụng không nhằm thu lợi nhuận và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý tới việc khai thác bình thường quyền của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó ưu tiên mục đích nhân đạo, từ thiện hoặc phục vụ lợi ích xã hội;
d) Người được phân phối, tiếp nhận để sử dụng không phải là khách hàng tiềm năng của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng áp dụng đối với nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa sao chép lậu, hàng hóa xâm phạm.

Theo đó, hàng hóa sao chép được xử lý cho phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Hàng hóa có giá trị sử dụng, không gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, không phải văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

- Đã loại bỏ yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan ra khỏi hàng hóa;

- Việc phân phối, sử dụng không nhằm thu lợi nhuận và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý tới việc khai thác bình thường quyền của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;

(Ưu tiên mục đích nhân đạo, từ thiện hoặc phục vụ lợi ích xã hội)

- Người được phân phối, tiếp nhận để sử dụng không phải là khách hàng tiềm năng của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.

Người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan có những trách nhiệm gì?

Căn cứ quy định tại Điều 79 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về sự trung thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào