Điều kiện mở quầy thuốc đông y đối với người đã có bằng đại học ngành dược cổ truyền là gì? Mở quầy thuốc đông y có cần đáp ứng tiêu chuẩn thực hành tốt quầy thuốc không?
- Muốn mở quầy thuốc đông y người chịu trách nhiệm chuyên môn phải đáp ứng điều kiện gì?
- Muốn mở quầy thuốc đông y phải đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật như thế nào?
- Mở quầy thuốc đông y có phải tuân thủ tiêu chuẩn thực hành tốt quầy thuốc hay không?
- Quyền và trách nhiệm khi mở quầy thuốc đông y là gì?
Muốn mở quầy thuốc đông y người chịu trách nhiệm chuyên môn phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Dược 2016 thì người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn:
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ).
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền.
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược.
- Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược.
- Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền.
- Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Đồng thời có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp người có văn bằng chuyên môn về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền.
Như vậy anh đã có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược cổ truyền thì còn cần có 01 năm thực hành chuyên môn nếu chưa thực hiện việc thực hành này thì mới đủ điều kiện mở quầy thuốc đông y.
Điều kiện mở quầy thuốc đông y đối với người đã có bằng đại học ngành dược cổ truyền là gì?
Muốn mở quầy thuốc đông y phải đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật như thế nào?
Căn cứ điểm khoản 5 Điều 31 Nghị định 54/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi Điểm a, điểm b khoản 10 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thì quần thuốc đông y phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở vậy chất và kỹ thuật như sau:
- Có địa điểm cố định, riêng biệt; được xây dựng chắc chắn; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm.
- Phải có khu vực bảo quản và trang thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn.
- Dược liệu độc phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các dược liệu khác thì phải để riêng và ghi rõ “dược liệu độc” để tránh nhầm lẫn. Cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc chuyên bán lẻ dược liệu thì chỉ cần có khu vực bảo quản tương ứng để bảo quản thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc để bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
- Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu phải bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu.
- Có sổ sách ghi chép hoặc biện pháp phù hợp để lưu giữ thông tin về hoạt động xuất nhập, truy xuất nguồn gốc.
- Trường hợp cơ sở bán lẻ có kinh doanh thêm các mặt hàng khác theo quy định của pháp luật thì các mặt hàng này phải được bày bán, bảo quản ở khu vực riêng và không gây ảnh hưởng đến dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Đối với dược liệu độc, thuốc dược liệu kê đơn, thuốc cổ truyền kê đơn thì người trực tiếp bán lẻ và tư vấn cho người mua phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ.
Mở quầy thuốc đông y có phải tuân thủ tiêu chuẩn thực hành tốt quầy thuốc hay không?
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 33 Luật Dược 2016 như sau:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau:
...
d) Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa Điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 69 của Luật này;
Chiếu theo quy định trên thì các cơ sở bán lẻ thuốc thì đều phải đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, như vậy trường hợp bạn muốn mở quầy thuốc đông y thì thực hiện đảm bảo về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự chứ không phải tuân thủ tiêu chuẩn thực hành tốt quầy thuốc.
Quyền và trách nhiệm khi mở quầy thuốc đông y là gì?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Dược 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh quầy thuốc đông y như sau:
Điều 50. Quyền và trách nhiệm của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền
1. Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
c) Mua dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền để bán lẻ;
d) Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và Điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.
2. Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Không được bán thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?