Điều kiện làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
- Điều kiện làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
- Giao dịch trái phiếu Chính phủ thực hiện như thế nào?
- Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế thực hiện như thế nào?
- Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ là những ai?
Điều kiện làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
Vừa qua, Chính Phủ vừa ban hành Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì chỉ có Kho bạc Nhà nước trực tiếp tổ chức phát hành riêng lẻ và thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ đối với từng đợt phát hành. Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP đã sửa đổi quy định trên thành Kho bạc Nhà nước có thể phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối.
Dựa trên sửa đổi tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP thì điều kiện làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 như sau:
- Là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chức năng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Có mạng lưới hoạt động đáp ứng việc phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ;
- Có phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.
Như vậy, để trở thành đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ, các tổ chức cần đáp ứng những điều kiện nêu trên.
Điều kiện làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP? (Hình ảnh từ Interet)
Giao dịch trái phiếu Chính phủ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì:
(1) Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
(2) Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các loại hình sau:
- Mua bán thông thường;
- Mua bán lại và bán kết hợp mua lại;
- Các loại hình giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng khoán.
(3) Giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm;
- Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau: khối lượng; lãi suất (hoặc giá trái phiếu); kỳ hạn; tài sản bảo đảm; tỷ lệ phòng ngừa rủi ro; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan- xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.
(4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
(5) Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP và pháp luật chứng khoán.
Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017 thì phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế thực hiện như sau:
- Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ.
- Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, Bộ Tài chính xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế.
- Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế;
+ Nhu cầu, khả năng huy động vốn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, hệ số tín nhiệm của Việt Nam và tình hình thị trường vốn quốc tế;
+ Hình thức phát hành, khối lượng huy động, kỳ hạn, lãi suất dự kiến, đồng tiền phát hành, thị trường huy động;
+ Phương án sử dụng nguồn vốn huy động;
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và tác động của khoản vay mới đối với nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công.
- Căn cứ Đề án đã được Chính phủ phê duyệt, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện.
Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ là những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì:
(1) Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:
- Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;
- Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.
Nghị định 83/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?