Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng được quy định như thế nào?
- Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng được quy định như thế nào?
- Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng gồm những gì?
- Thời hạn giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng được quy định như thế nào?
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng như sau:
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, để đủ điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng cần đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, người lao động mắc một trong các bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
Thứ hai, bệnh nghề nghiệp gây suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc bộ quốc phòng bao gồm:
(1) Sổ BHXH;
(2) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ
(3) Bản chính giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án sau khi điều trị BNN; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh thì phải có hồ sơ khám BNN;
(4) Bản chính biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của do cơ quan có thẩm quyền cấp;
(5) Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động; trường hợp Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động được xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ BNN thì thay bằng biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
(6) Quyết định về việc hưởng trợ cấp BNN hằng tháng hoặc một lần;
(7) Bàn quá trình đóng BHXH;
(8) Phiếu truy trả, phiếu điều chỉnh (Mẫu số 03P- HBQP) trợ cấp BNN hằng tháng;
(9) Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với trường hợp hưởng BNN hằng tháng đồng thời chuyển về địa phương;
(10) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
Như vậy, người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên và nộp tại cơ quan nhân sự cấp trên trung đoàn và tương đương để được giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo trình tự do luật định.
Thời hạn giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định về thời hạn giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo hợp đồng trong các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng được quy định như sau:
Thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người lao động điều trị ổn định xong ra viện, cơ quan nhân sự hoàn thiện hồ sơ, giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động (bao gồm cả thời gian di chuyển hồ sơ).
2. Khi có kết quả giám định suy giảm khả năng lao động, trong thời hạn 15 ngày đối với cấp trung đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp sư đoàn và tương đương, 05 ngày đối với cấp đơn vị trực thuộc Bộ hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ, gửi BHXH Bộ Quốc phòng.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, BHXH Bộ Quốc phòng hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ đối với người lao động.
4. Trường hợp người lao động phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
5. Trường hợp hồ sơ không được giải quyết thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, sau khi ra viện và ổn định sức khỏe cơ quan nhân sự hoàn thiện hồ sơ, giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động sau đó gửi kết quả về các cấp để thẩm định hồ sơ theo các mốc thời gian cụ thể.
Sau đó BHXH Bộ Quốc phòng hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ đối với người lao động. Trong trường hợp hồ sơ không được giải quyết thì phải có văn bản gửi người lao động nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?