Điều kiện giám sát công trình dân dụng hạng I như thế nào? Điều kiện năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng ra sao?
Điều kiện giám sát công trình dân dụng hạng I như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP như sau:
"1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm:
a) Giám sát công tác xây dựng bao gồm:
- Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật;
- Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông;
- Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
a) Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
b) Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
c) Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm giám sát viên thi công xây dựng tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp II trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp III trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”
Điều kiện giám sát công trình dân dụng
Điều kiện năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng ra sao?
Căn cứ khoản 33 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP như sau:
"1. Tổ chức tham gia hoạt động giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
a) Hạng I:
- Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
b) Hạng II:
- Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
c) Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;
b) Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;
c) Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.”
Như vậy theo quy định trên thì được tham gia giám sát công tác xây dựng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực, không bao gồm giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình.
Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng như thế nào?
Căn cứ khoản 34 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP như sau:
"1. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
a) Hạng I:
- Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;
- Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;
- Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.
b) Hạng II:
- Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp;
- Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;
- Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.
c) Hạng III:
- Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;
- Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình cùng loại;
b) Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
c) Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;
b) Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.”

Tầng lửng trong nhà ở riêng lẻ là gì? Tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình khi nào?

Khi xây dựng nhà ở xã hội có cần phải xin ý kiến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không? Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội là gì?

Thẩm quyền phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán được pháp luật quy định như thế nào?

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định trong lĩnh vực xây dựng có hiệu lực từ 20/6/2023 đúng không?

Xây dựng công trình ngoài tỉnh tại địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn có được hưởng ưu đãi gì không?

Không thay đổi tổng mức đầu tư xây dựng khi điều chỉnh chi phí tăng tiền đền bù thì có cần xin ý kiến trước khi trình phê duyệt không?

Điều kiện khởi công xây dựng công trình bao gồm những điều kiện gì? Trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc nào?

Có được xây gác xếp cho nhà 4 tầng không? Nếu có thì diện tích gác xếp chiếm bao nhiêu % diện tích tầng xây dựng được xem là 1 tầng?

Xây dựng phần mái nhà lấn sang khoảng không nhà người khác có vi phạm quy định pháp luật về sử dụng không gian đất không?

Cá nhân có quyền được yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể là định giá xây dựng không?

Cá nhân muốn thực hiện các hoạt động khảo sát và thiết kế xây dựng thì yêu cầu về chứng chỉ hành nghề cụ thể như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng

- Sáp nhập tỉnh: điều kiện, thẩm quyền, xây dựng đề án thế nào? Tổ chức chính quyền địa phương khi sáp nhập tỉnh?
- Ngày thầy thuốc Việt Nam 27 2 tiếng Anh là gì? 10+ lời chúc tiếng Anh dành tặng bác sĩ nhân ngày 27 2? Ngày này có phải là lễ lớn?
- Kể lại câu chuyện Tấm Cám lớp 5 ngắn gọn? Viết văn kể lại câu chuyện Tấm Cám lớp 5 cần lưu ý những gì? Mục tiêu cấp tiểu học đối với môn Ngữ văn?
- Giờ hoàng đạo 12 con giáp 2025 tài lộc, may mắn? Giờ hoàng đạo 2025? Xem giờ tốt theo tuổi? Xem giờ hoàng đạo hôm nay?
- Sắp xếp tổ chức Quân đội và cơ quan quân sự cấp huyện theo Kết luận 126-KL/TW do cơ quan nào nghiên cứu thực hiện?