Điều kiện để trường trung học hoạt động giáo dục là gì? Trường hợp vi phạm về điều kiện cho phép hoạt động giáo dục bị xử phạt như thế nào?
Điều kiện để trường trung học hoạt động giáo dục là gì?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 46/2017/NĐ-CP; điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để trường trung học hoạt động giáo dục như sau:
- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định này
- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:
+ Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày
+ Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
+ Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống
+ Khối hành chính - quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể
+ Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;
+ Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh
+ Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học
- Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường
- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học
- Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường
Trường hợp vi phạm về điều kiện cho phép hoạt động giáo dục bị xử phạt như thế nào?
Vi phạm về điều kiện cho phép hoạt động giáo dục
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về cho phép hoạt động giáo dục được quy định như sau:
- Phạt tiền đối với hành vi không đảm bảo một trong các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đăng ký, cho phép hoạt động hoặc công nhận hoạt động tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục theo các mức phạt sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục
(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên
(4) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả và mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm về điều kiện cho phép hoạt động giáo dục
Căn cứ theo khoản 6, khoản 7 Điều 6 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm về điều kiện cho phép hoạt động giáo dục như sau:
- Hình thức xử phạt bổ sung:
(1) Đình chỉ hoạt động giáo dục hoặc dịch vụ giáo dục từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hạnh vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
(2) Tịch thu tang vật là quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký, quyết định cho phép hoạt động hoặc quyết định công nhận hoạt động tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này
(3) Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(1) Buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoặc đăng ký hoạt động giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này
(2) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều này
(3) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoặc quyết định công nhận tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm về điều kiện cho phép hoạt động giáo dục như sau:
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, với trường hợp của anh Thanh thì khi tổ chức của anh vi phạm về điều kiện cho phép hoạt động giáo dục sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, còn đối với cá nhân thì mức phạt sẽ là 1/2 mức phạt của tổ chức. Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo các quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?