Điều kiện để được xem xét, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu theo Luật Đấu thầu 2023 là gì?
Việc giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu
1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức được kiến nghị người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu xem xét lại các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật này.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức chỉ được xem xét, giải quyết kiến nghị khi chưa gửi đơn khiếu nại, tố cáo, khởi kiện. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức khởi kiện, khiếu nại, tố cáo thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức có quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị.
Như vậy, việc giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được thực hiện theo quy định nêu trên.
Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức được kiến nghị người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu xem xét lại các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Điều kiện để được xem xét, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu theo Luật Đấu thầu 2023 là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được xem xét, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu theo Luật Đấu thầu 2023 là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 90 Luật Đấu thầu 2023, điều kiện để được xem xét, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được xác định như sau:
(1) Đối với các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
Đơn kiến nghị phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Đối với kiến nghị về nội dung hồ sơ mời thầu, đơn kiến nghị có thể là của các cơ quan, tổ chức quan tâm đến gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh;
Đối với các nội dung khác về quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đơn kiến nghị phải là của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;
- Đơn kiến nghị phải có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của người đại diện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức gửi đơn hoặc được ký số, gửi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Đơn kiến nghị được gửi đến đơn vị giải quyết kiến nghị theo quy định trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
(2) Đối với kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
Nhà đầu tư phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Đơn kiến nghị là của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;
- Đơn kiến nghị phải có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của người đại diện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu hoặc được ký số, gửi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Nội dung kiến nghị chưa được nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện, khiếu nại, tố cáo;
- Nội dung kiến nghị liên quan trực tiếp đến kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư có đơn kiến nghị;
- Chi phí giải quyết kiến nghị được nhà thầu, nhà đầu tư có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị (bộ phận thường trực) trước hoặc đồng thời với đơn kiến nghị;
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư, người có thẩm quyền trong thời hạn quy định; nhà đầu tư phải gửi đơn kiến nghị đến bên mời thầu, người có thẩm quyền trong thời hạn quy định.
Như vậy, điều kiện để được xem xét, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được xác định theo nội dung nêu trên.
Trường hợp kiến nghị của nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức không đáp ứng điều kiện nêu trên, người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị.
Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu
1. Việc giải quyết kiến nghị về các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:
a) Nhà thầu, cơ quan, tổ chức gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư trước khi kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Chủ đầu tư phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, cơ quan, tổ chức;
c) Trường hợp nhà thầu, cơ quan, tổ chức không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị hoặc hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này mà chủ đầu tư không có văn bản giải quyết kiến nghị thì nhà thầu, cơ quan, tổ chức có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn giải quyết kiến nghị hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư;
d) Người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Tổng hợp trọn bộ các quy định về Đấu thầu mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty luật nước ngoài có được chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài hay không?
- Đạt KPI được thưởng Tết bao nhiêu? Cách tính KPI cho nhân viên? Tiền thưởng đạt KPI có đóng thuế TNCN?
- Phát biểu cảm nghĩ của Đảng viên mới kết nạp hay ý nghĩa? Bài phát biểu của Đảng viên mới kết nạp ngắn gọn thế nào?
- Nhà ở hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp thì làm thế nào? Ai xác định thời hạn sử dụng của nhà ở?
- Dự toán mua sắm có phải thẩm định không? Phạm vi áp dụng dự toán mua sắm theo quy định Luật Đấu thầu?