Điều kiện để được bổ nhiệm Chấp hành viên trong thi hành án dân sự được quy định ra sao? Chấp hành viên cần tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nào?
Điều kiện để được bổ nhiệm Chấp hành viên trong thi hành án dân sự được quy định ra sao?
Điều kiện để được bổ nhiệm Chấp hành viên trong thi hành án dân sự được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Theo Điều 18 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi 2014) quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
5. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội.
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.
7. Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.
Theo đó, để được bổ nhiệm Chấp hành viên trong thi hành án dân sự thì cá nhân cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên;
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 3 năm trở lên,
- Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự,
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên.
Những việc nào mà pháp luật quy định Chấp hành viên không được làm?
Theo Điều 21 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định những việc Chấp hành viên không được làm bao gồm:
- Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
- Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
- Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
- Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
- Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Chấp hành viên trong thi hành án dân sự cần tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nào?
Theo Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên ban hành kèm theo Quyết định 1577/QĐ-BTP năm 2021 quy định như sau:
Để xứng đáng với vinh dự được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, công lý được thực thi, Chấp hành viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức theo quy định của Đảng, Nhà nước, của Bộ Tư pháp, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các chuẩn mực sau:
- Thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý: Tuyệt đối tôn trọng hiệu lực tối cao của Hiến pháp và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Tổ chức thi hành đúng, kịp thời các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ. Không quan liêu, hách dịch, sách nhiễu, phiền hà đương sự.
- Khách quan, đúng mực, dân vận khéo: Không thiên vị, phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, địa vị xã hội, thành phần kinh tế của đương sự. Trang phục chỉnh tề, cư xử đúng mực, lịch thiệp, kiên nhẫn, thấu hiểu, lấy giáo dục, thuyết phục là chính, xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân, các bên đương sự trong công tác thi hành án.
- Yêu nghề, bản lĩnh, chuyên nghiệp: Có lòng tự hào, vinh dự, nhiệt huyết, sáng tạo, nỗ lực khi làm công tác thi hành án dân sự. Không lơ là hoặc tìm cách trì hoãn việc thi hành án. Có chính kiến, dám chịu trách nhiệm, không bị phụ thuộc, bị tác động trái pháp luật vào hoạt động thi hành án. Có lối làm việc khoa học, không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm.
- Chia sẻ, tôn trọng, đoàn kết: Xây dựng và giữ gìn đoàn kết trong đơn vị. Khiêm tốn, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, phê bình và tự phê bình thẳng thắn, xây dựng, khách quan, đúng nơi, đúng lúc. Ứng xử có văn hóa, cầu thị, thân thiện, hợp tác, tương trợ trong công việc.
- Tích cực, chủ động, chặt chẽ, trách nhiệm: Tôn trọng và chủ động xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi, nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, ủng hộ, giúp đỡ ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án dân sự. Tăng cường mối quan hệ và trách nhiệm phối hợp liên ngành.
- Gương mẫu, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính: Thực hiện nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng thói quen, lối sống lành mạnh, giản dị, kiên trì, tiết kiệm; không hoang phí, phô trương, tham ô, lợi dụng vị trí công tác để mưu lợi cá nhân; không nể nang, né tránh và bao che trong công tác thi hành án dân sự. Luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn.
Tải về mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm chấp hành viên không qua thi tuyển mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội nghị Ban chấp hành công đoàn lần thứ nhất có nhiệm vụ gì? Chế độ chi nhân viên phục vụ hội nghị Ban Chấp hành công đoàn như thế nào?
- Điều kiện thành lập câu lạc bộ thể thao trường trung học cơ sở là gì? Các bước tiến hành thành lập câu lạc bộ?
- Mẫu báo cáo thống kê chất lượng đảng viên cuối năm mới nhất? Tải mẫu? Khung tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm?
- Mẫu công văn xin gia hạn công nợ mới nhất là mẫu nào? Cách viết công văn xin gia hạn công nợ chi tiết?
- Mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình là mẫu nào? Có bao nhiêu bước thiết kế xây dựng?