Điều kiện để doanh nghiệp có vốn nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam là gì? Thẩm quyền, trình tự và thủ tục thành lập cơ sở giáo dục Việt Nam có vốn nước ngoài như thế nào?
- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài nên đặt tên thế nào cho đúng với quy định pháp luật?
- Thẩm quyền, trình tự và thủ tục thành lập cơ sở giáo dục Việt Nam có vốn nước ngoài
- Cơ sở vật chất, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn
- Để cho phép hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cần các điều kiện gì?
Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, muốn thành lập cơ sở giáo dục (trung tâm tin học/ trung tâm ngoại ngữ) là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải đáp ứng các điều kiện theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài nên đặt tên thế nào cho đúng với quy định pháp luật?
Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Điều 29 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động dưới hình thức trường hoặc trung tâm và được đặt tên theo quy định sau:
+ Đối với trường, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng
+ Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo”, “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng
+ Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Phân hiệu”, “Tên cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài” và “tại tỉnh, thành phố”
- Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam
- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc đặt tên một số cơ sở giáo dục mang tính đặc thù.
Điều kiện để doanh nghiệp có vốn nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam
Thẩm quyền, trình tự và thủ tục thành lập cơ sở giáo dục Việt Nam có vốn nước ngoài
Thẩm quyền, trình tự và thủ tục thành lập cơ sở giáo dục Việt Nam có vốn nước ngoài tại khoản 1 Điều 31 và khoản 3 Điều 34 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Về trình tự cho phép thành lập
- Việc cho phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
+ Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
+ Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
Về thẩm quyền, thủ tục thẩm định điều kiện về giáo dục
Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải lấy ý kiến thẩm định của sở giáo dục và đào tạo.
Cơ sở vật chất, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn
Khoản 3 Điều 35 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về vốn đầu tư: Dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải có suất đầu tư ít nhất là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất.
Khoản 1 Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:
- Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy
- Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn
- Có văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác.
Về chương trình giáo dục, điểm c khoản 2 Điều 37 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định:
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài; chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài.
Về đội ngũ nhà giáo, khoản 1 Điều 38 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định:
Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:
- Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng hoặc tương đương, có ngành đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy
- Tỷ lệ học viên/giáo viên quy đổi tối đa là 25 học viên/giáo viên.
Để cho phép hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cần các điều kiện gì?
Tại Điều 45 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục bao gồm:
- Có quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
- Có vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo đáp ứng quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định này.
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
Doanh nghiệp gửi Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục (theo Điều 46 Nghị định) đến giám đốc sở giáo dục và đào tạo tại địa phương để được cấp phép. Trình tự thủ tục thực hiện chị xem tại Điều 48 Nghị định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?