Điều kiện công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng là gì?
- Nội dung, hình thức sát hạch lý thuyết lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng gồm những gì?
- Điều kiện công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng là gì?
- Nội dung sát hạch thực hành lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng gồm những gì?
- Phương tiện và quãng đường sát hạch cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được quy định như thế nào?
Nội dung, hình thức sát hạch lý thuyết lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 41, 42 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định
Nội dung sát hạch
Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, công lệnh, biệt lệ, chỉ thị chạy tàu và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan đến chức danh lái tàu.
Hình thức sát hạch
Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
1. Thi viết
a) Thời gian làm bài: 150 phút;
b) Số lượng câu hỏi: 06 câu, trong đó có ít nhất 02 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
c) Tổng điểm tối đa: 10 điểm.
2. Thi trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính
a) Thời gian làm bài: 60 phút;
b) Số lượng câu hỏi: 60 câu, trong đó có ít nhất 20 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
c) Tổng điểm tối đa: 60 điểm, trong đó mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.
Như vậy, nội dung, hình thức sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng gồm các nội dung nêu trên.
Trong đó nội dung sẽ gồm Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, công lệnh, biệt lệ, chỉ thị chạy tàu và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan đến chức danh lái tàu.
Hình thức sát hạch sẽ gồm thi viết và thi trắc nghiệm.
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng là gì?(Hình internet)
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng là gì?
Căn cứ tại Điều 50 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định điều kiện công nhận đạt yêu cầu:
Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đạt tối thiểu 60 điểm sau khi trừ điểm vi phạm (nếu có), trong đó không có nội dung nào quy định tại Điều 49 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT này bị trừ quá 1/2 số điểm.
Cụ thể Điều 49 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT như sau
Điểm sát hạch
Điểm sát hạch thực hành lái tàu tối đa là 100 điểm và được quy định như sau:
1. Công tác chuẩn bị: Tối đa 10 điểm.
2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Tối đa 20 điểm.
3. Kỹ năng dừng tàu: Tối đa 20 điểm.
4. Kỹ năng lái tàu: Tối đa 30 điểm, trong đó:
a) Thời gian chạy tàu khu gian: Tối đa 10 điểm. Trong trường hợp có vị trí chạy chậm trong khu gian thì sát hạch viên phải báo cho thí sinh biết và phải cộng thêm thời gian kỹ thuật của vị trí chạy chậm đó;
b) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định: Tối đa 20 điểm.
5. Kỹ năng hãm tàu: Tối đa 20 điểm.
Như vậy, thí sinh được công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng thì thí sinh phải đạt tối thiểu 60 điểm sau khi trừ điểm vi phạm (nếu có).
Trong đó, các nội dung tại Điều 49 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT không bị trừ quá 1/2 số điểm.
Nội dung sát hạch thực hành lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng gồm những gì?
Theo Điều 48 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định:
Nội dung sát hạch
1. Công tác chuẩn bị: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ quy định, các ấn chỉ chạy tàu cần thiết.
2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, hô đáp theo quy định.
3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu 02 lần theo biểu đồ chạy tàu. Vị trí dừng tàu được xác định bằng cách đối chiếu tim ghế ngồi của lái tàu, theo phương vuông góc với tim đường sắt, với mốc chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:
a) Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt: Trước không quá 03 mét hoặc vượt không quá 01 mét so với mốc chuẩn;
b) Đối với tàu khách: Trước không quá 06 mét hoặc vượt không quá 02 mét so với mốc chuẩn;
c) Đối với tàu hàng: Trước không quá 08 mét hoặc vượt không quá 04 mét so với mốc chuẩn.
4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành.
5. Kỹ năng hãm tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Như vậy, nội dung sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng gồm có:
- Công tác chuẩn bị
- Chế độ báo cáo, hô đáp
- Kỹ năng dừng tàu
- Kỹ năng lái tàu
- Kỹ năng hãm tàu.
Phương tiện và quãng đường sát hạch cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 47 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định:
Phương tiện và quãng đường sát hạch
1. Phương tiện sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các yêu cầu sau:
a) Đối với các loại đầu máy, toa xe động lực: Phải kéo đoàn xe khách hoặc đoàn xe hàng;
b) Đối với phương tiện chuyên dùng: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.
2. Quãng đường sát hạch: Thí sinh lái tàu chạy ít nhất 03 khu gian, theo đúng quy định của biểu đồ chạy tàu, công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành; trong đó khu gian đầu là khu gian chạy thử, các khu gian sau dùng để đánh giá kết quả thực hành lái tàu.
Như vậy, phương tiện và quãng đường sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được thực hiện theo quy định như trên.
Thông tư 15/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?