Điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng là gì? Có thể tự công bố lưu hành giống cây trồng hay không?
- Quy định về cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng như thế nào?
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng như thế nào?
- Có thể tự công bố lưu hành Quyết định công nhận giống cây trồng không?
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng được Chính phủ quy định thế nào?
Quy định về cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Luật Trồng trọt 2018 quy định về việc cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng.
- Theo đó điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bao gồm:
+ Có tên giống cây trồng;
+ Có kết quả khảo nghiệm bảo đảm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định;
+ Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng;
+ Có mẫu giống cây trồng được lưu theo quy định của pháp luật về Trồng trọt;
+ Có bản công bố thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.
- Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hằng năm có thời hạn là 10 năm, giống cây trồng lâu năm có thời hạn là 20 năm và được gia hạn.
- Khi giống cây trồng không duy trì được tính đồng nhất hoặc tính ổn định hoặc giá trị canh tác hoặc giá trị sử dụng như tại thời điểm cấp Quyết định lưu hành giống cây trồng thì Quyết định lưu hành bị đình chỉ.
Điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng là gì? Có thể tự công bố lưu hành giống cây trồng hay không?
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 01.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành.
- Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng.
- Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.
- Bản công bố các thông tin về giống cây trồng do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng như sau:
- Tổ chức cá nhân chuẩn bị đủ hồ sơ nêu trên gửi đến Cục Trồng trọt.
- Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 05.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Giống cây trồng được phép lưu hành, kể từ ngày ký Quyết định công nhận lưu hành.
Có thể tự công bố lưu hành Quyết định công nhận giống cây trồng không?
Tổ chức cá nhân sẽ được tự công bố lưu hành giống cây trồng nhưng phải tuân theo quy định tại Điều 17 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Để có thể tự công bố lưu hành giống cây trồng tổ chức, cá nhân phải đảm bảo các điều kiện bao gồm:
- Có tên giống cây trồng;
- Có giá trị canh tác, giá trị sử dụng đạt tiêu chuẩn quốc gia đối với loài cây trồng tự công bố lưu hành; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;
- Có thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn.
Tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với thông tin đã công bố.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng được Chính phủ quy định thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định như sau:
- Hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng gồm có:
+ Bản tự công bố lưu hành giống cây trồng theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
+ Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn.
+ Bản công bố các thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng, Cục Trồng trọt đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Tổ chức, cá nhân được sản xuất, kinh doanh giống cây trồng sau khi thông tin được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?