Diễn viên có được sử dụng thuốc lá để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm điện ảnh không?
- Diễn viên có được sử dụng thuốc lá để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm điện ảnh không?
- Không sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các trường hợp nào?
- Ai có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh?
Diễn viên có được sử dụng thuốc lá để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm điện ảnh không?
Diễn viên có được sử dụng thuốc lá để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm điện ảnh không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL như sau:
Diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh
1. Diễn viên được sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
b) Các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định,
2. Trường hợp phim có nhiều cảnh diễn viên sử dụng thuốc lá theo đánh giá của Hội đồng thẩm định thì việc phổ biến phim phải bảo đảm một trong các yêu cầu sau đây:
a) Được phân loại để phổ biến theo lứa tuổi phù hợp. Việc phân loại phim dựa vào các tiêu chí tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Có cảnh báo sức khỏe về tác hại của thuốc lá bằng chữ hoặc hình ảnh.
Theo đó tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL như sau:
Diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm sân khấu
1. Diễn viên được sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm sân khấu trong các trường hợp sau đây:
a) Khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật;
b) Tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định;
c) Phê phán, lên án hành vi sử dụng thuốc lá;
d) Các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng nghệ thuật.
2. Khi sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật, diễn viên không thực hiện hành vi hút thuốc thật trên sân khấu.
Như vậy, theo quy định trên thì diễn viên được sử dụng thuốc lá để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm điện ảnh.
Diễn viên có được sử dụng thuốc lá để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm điện ảnh không? (Hình từ Internet)
Không sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các trường hợp nào?
Không sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL như sau:
Nguyên tắc hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh
1. Không sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các trường hợp sau đây:
a) Thể hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 13 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này;
b) Ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
c) Thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì không sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các trường hợp sau:
- Thể hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 13 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này;
- Ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
- Thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ai có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh?
Ai có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, thì theo quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này tại địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu phim, phát hành phim, phổ biến phim và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm bảo đảm nội dung hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá theo quy định tại Thông tư này trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế kiểm tra việc thực hiện hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?