Diễn văn khai mạc Lễ Vu lan báo hiếu 2024 cảm động nhất? Diễn văn Lễ Vu lan ý nghĩa? Vu Lan báo hiếu là ngày nào?

Diễn văn khai mạc Lễ Vu lan báo hiếu 2024 cảm động nhất? Diễn văn Lễ Vu lan ý nghĩa? Vu Lan báo hiếu là ngày nào?

Vu Lan báo hiếu là ngày nào?

>> Dưới đây là lịch tháng 8 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/8/2024 (Thứ năm) nhằm ngày 27/6/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 31/8/2024 (Thứ bảy) nhằm ngày 28/7/2024 âm lịch.

Cụ thể ngày 18 tháng 8 năm 2024 rơi vào chủ nhật trong tháng.

Ngày 18 tháng 8 năm 2024 nhằm ngày 15 tháng 7 năm 2024 âm lịch (chủ nhật).

Ngày 18 tháng 8 năm 2024 nhằm ngày 15 tháng 7 năm 2024 âm lịch là Ngày lễ Vu Lan (Lễ Vu Lan báo hiếu).

Diễn văn khai mạc Lễ Vu lan báo hiếu 2024 cảm động nhất? Diễn văn Lễ Vu lan ý nghĩa? Vu Lan báo hiếu là ngày nào?

Diễn văn khai mạc Lễ Vu lan báo hiếu 2024 cảm động nhất? Diễn văn Lễ Vu lan ý nghĩa? Vu Lan báo hiếu là ngày nào? (Hình từ Internet)

Diễn văn khai mạc Lễ Vu lan báo hiếu 2024 cảm động nhất? Diễn văn Lễ Vu lan ý nghĩa?

Dưới đây là diễn văn khai mạc Lễ Vu lan báo hiếu 2024 cảm động nhất, diễn văn Lễ Vu lan ý nghĩa nhất:

>> Diễn văn khai mạc Lễ Vu lan báo hiếu 2024 (tại chùa)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn thiền đức Tăng Ni

Kính thưa quý Phật tử đồng hương đang hiện diện nơi Chùa Pháp Nhãn trong ngày Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu năm nay.

Hướng về hai đấng sinh thành

Chăm lo, nuôi dưỡng bình an vui vầy

Tinh thần, vật chất đủ đầy

Chỗ ở tốt đẹp tháng ngày bình yên

Cha Mẹ con cháu đoàn viên

Niềm tin chánh Pháp vững vàng an nhiên

Với lòng hiếu thảo tròn viên

Con cháu hạnh phúc khắp miền an vui.

Chúng ta biết theo văn hóa Phật giáo phát triển, lễ hội Vu Lan có nghĩa là ngày Phật hoan hỷ, ngày chư Tăng hoan hỷ, ngày nhận diện, bày tỏ, ăn năn, và sám hối của tự thân, ngày dâng y công đức Kathina cho chư Tăng, và ngày gieo trồng phước điền. Thêm nữa, ngày mà sau khi tham gia An Cư Kiết Hạ, chư Tăng Ni có thêm một tuổi đạo, và Vu Lan cũng là ngày báo hiếu Mẹ Cha.

Thực vậy, đạo Phật là đạo hiếu dạy con người phải có lòng hiếu thảo và hiếu kính với Cha Mẹ. Đức Phật luôn dạy chúng ta trước hết phải hiếu thảo với ông bà Cha Mẹ. Theo văn hóa phương đông, đặc biệt là văn hóa của đạo Phật, cung phụng, cung kính, chăm lo, và nuôi dưỡng Cha Mẹ là bổn phận rất quan trọng của con cái đối với Cha Mẹ khi Cha Mẹ tuổi già.

Những ai biết cung kính và phụng dưỡng Cha Mẹ, họ có rất nhiều phước báo được mọi người ca ngợi và tán thán bởi vì trong gia đình, họ là những người được thừa hưởng giáo dục đạo đức trực tiếp từ nơi Cha Mẹ và Cha Mẹ là những thầy cô giáo dạy hiểu và thương cho con cái. Những chất liệu này có khả nằng nuôi dưỡng và giúp con cái của họ dễ dàng thành công tốt đẹp trong cuộc đời. Do vậy, với tâm niệm và hành động an lành, công đức phụng dưỡng và hiếu thảo Cha Mẹ và công đức cúng dường Đức Phật và hộ trì Tam Bảo đều như nhau. Những ai không biết cung kính và phụng dưỡng Mẹ Cha thì họ là những kẻ bất hiếu, bị người đời ta thán và khinh chê.

Theo quan điểm của đạo Phật, trong Kinh Tăng Chi bộ, Đức Phật dạy cho mọi người biết rằng Cha Mẹ là hai đấng Phạm Thiên. Nếu chúng ta hiếu kính và phụng dưỡng Mẹ Cha chu toàn, thì chúng ta sẽ được an vui và mọi người khen ngợi và quy kính chúng ta.

Hiếu thảo và chăm sóc Cha Mẹ luôn có hai phương diện: Vật chất và tinh thần. Về phương diện vật chất, khi Cha Mẹ tuổi già, để giúp Cha Mẹ sống an vui và hạnh phúc trong đời sống hằng ngày, người con ý thức sống bằng nghề nghiệp, công sức, và tài sản chân chánh do chính mình tạo ra.

Về phương diện tinh thần, bản thân người con phải biết nương tựa Tam Bảo và hành trì năm điều đức, sau đó, động viên và khuyến khích Cha Mẹ biết nương tựa ánh sáng Phật đà để sống đời sống hướng thiện và lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc đời này.

Với những ý nghĩa vừa được nêu trên, lễ hội Vu Lan năm nay, chúng con hướng về quê hương Việt Nam nói riêng và cho các nước trên thế giới nói chung, xin nhất tâm góp phần cầu nguyện cho các loại thuốc vắc-xin hữu hiệu ngày nay để điều trị bệnh dịch được chấm dứt, và đặc biệt chiến tranh đang xảy ra ở Ukraine sớm được hòa bình. Chúng ta hy vọng bất cứ cơm mưa nào xảy ra đều phải tạnh cho muôn vật phát triển tươi tốt.

Năm nay, Chùa Pháp Nhãn có đủ duyên lành tổ chức đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu nhằm giúp chúng ta biết về ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, tri ơn vào báo ơn của những người con Phật. Đó là lý do khai mạc ngày đại lễ Vu Lan hôm nay.

Cảm ơn Đại Chúng đã theo dõi và lắng nghe. Kính chúc Đại Chúng an lành trong Phật Pháp.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

>> Bài phát biểu khai mạc chương trình vu lan tại đạo tràng của đạo tràng trưởng

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Nam mô Vu Lan Duyên Khởi Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát!

Kính thưa các bậc cha mẹ, kính thưa quý đạo hữu, cùng các bạn!

Mùa Vu Lan báo hiếu về, trong mỗi người con lại dâng trào những cảm xúc đặc biệt về hai đấng sinh thành. Người còn cha mẹ thì cầu mong cho cha mẹ được khỏe mạnh, bình an. Người không còn cha mẹ, thì vô cùng tiếc thương, cảm thấy mình chưa báo hiếu được trọn vẹn. Nhưng tựu chung, ai ai cũng mong muốn được báo hiếu ân đức sinh thành của cha mẹ mình.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã giảng thuyết rằng: Đạo là con đường tốt đẹp đưa chúng ta đến nơi an lành và hạnh phúc. Thế mà gốc của đạo lại chính là hiếu tâm. Tâm hiếu chính là thiện pháp đầu tiên của tất cả chúng ta. Tâm hiếu cũng là đạo lý căn bản nhất của cõi nhân thiên. Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Cho nên tất cả chúng ta đều phải thực hành tâm hiếu hạnh.

Cô chủ nhiệm Phạm Thị Yến từng sách tấn chúng ta rằng: Nếu một người con ở trên đời này không trả được hiếu cho cha mẹ thì người con đó gọi là một cuộc đời thất bại. Bởi, sự thành công của đời người không phải được tính là danh vọng, tài sản, có con cái ưu tú,... mà một người được xem là thành công khi người đó hiếu dưỡng được cha mẹ của mình, và tận cùng của hiếu đó chính là đưa cha mẹ mình vào con đường giải thoát.

Kính thưa các quý đạo hữu!

Chúng ta là những người đệ tử Phật tử tại gia, được học theo lời Phật dạy dưới sự giáo dưỡng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng Đại Tăng và sự hướng dẫn, sách tấn của Cô chủ nhiệm, chúng ta mới nhận ra được những lỗi lầm trong kiếp này của mình đối với cha mẹ, mới thấy được phần nào công lao to lớn như trời biển của cha mẹ mà cho dù chúng ta có “cõng mẹ cha giáp vòng hòn núi Tu-di” hay “xương nghiền thịt nát phân thây” cũng chưa thể nào đền đáp hết được.

Hòa chung vào không khí của mùa Vu lan thắng hội, được sự cho phép của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, cùng sự sách tấn của Cô chủ nhiệm CLB Cúc Vàng, hôm nay, ngày…..(tức ngày…..), đạo tràng….. hân hoan tổ chức chương trình Liên hoan Văn nghệ - Ẩm thực kính mừng vu lan để gửi tâm tri ân đến các đấng sinh thành trong kiếp này và nhiều kiếp trước; gửi tâm thành kính tri ân đến thầy Tổ dẫn đường cho chúng ta tầm cầu giác ngộ.

Xin quý đạo hữu dành 1 tràng pháo tay để chào đón các nhân vật, đặc biệt đó là cha mẹ của các Phật tử và tùy hỷ sự có mặt của đông đủ các Phật tử trong đạo tràng….. và cũng để bắt đầu chương trình Liên hoan Văn nghệ - Ẩm thực kính mừng vu lan ngày hôm nay.

Kính chúc quý đạo hữu luôn luôn tinh tấn và an lạc dưới ánh sáng từ bi của mười phương chư Phật.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma-ha-tát.

* Thông tin nêu trên mang tính chất tham khảo.

Người lao động có được nghỉ vào Lễ Vu Lan 2024 không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Lễ Vu Lan 2024 không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.

Theo đó, nếu Lễ Vu Lan 2024 trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.

Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong Lễ Vu Lan 2024.

Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào Lễ Vu Lan 2024 thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.

>> Tuy nhiên, do Lễ Vu Lan 2024 rơi vào chủ nhật, nếu công ty có quy định ngày chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động sẽ được nghỉ vào ngày này.

Lễ Vu lan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ Vu lan báo hiếu vào ngày nào? Lễ Vu lan có những hoạt động gì? Đốt vàng mã dịp lễ Vu lan báo hiếu có bị phạt?
Pháp luật
Ý nghĩa Lễ Vu Lan báo hiếu? Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu cần đảm bảo những yêu cầu nào? Lễ Vu Lan có phải ngày lễ lớn?
Pháp luật
Lễ Vu Lan 2024 trúng thứ mấy, ngày mấy dương lịch? Chi tiết lịch âm tháng 7 2024 như thế nào?
Pháp luật
Ngày lễ báo hiếu cha mẹ là ngày nào 2024? Lời chúc Vu Lan báo hiếu, câu chúc Vu Lan ngắn gọn thế nào?
Pháp luật
Ngày 18 tháng 8 là ngày gì? Ngày 18 tháng 8 2024 vào thứ mấy? Tiền lương làm thêm giờ ban ngày Lễ Vu Lan 2024 của NLĐ tính thế nào?
Pháp luật
Báo hiếu cha mẹ là nghĩa vụ phải làm của con cái? Có thể báo hiếu cha mẹ bằng những cách nào trong ngày Lễ Vu Lan?
Pháp luật
Lễ Vu lan báo hiếu tổ chức ở đâu? Bổn phận của con cái đối với cha mẹ trong ngày Lễ Vu lan báo hiếu?
Pháp luật
Lễ Vu Lan báo hiếu rơi vào ngày nào? Ai được tham gia Lễ Vu Lan báo hiếu? Tổ chức lễ Vu Lan có phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền không?
Pháp luật
Tổng hợp lời chúc Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay, ý nghĩa? Nghĩa vụ cần phải thực hiện của con cái đối với cha mẹ trong ngày Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Pháp luật
Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy âm lịch? Con cái có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ trong ngày Lễ Vu Lan báo hiếu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Vu lan
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
2,906 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Vu lan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Vu lan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào